|
giải đáp
|
Tọa độ 02
|
|
|
Giả sử điểm $M(2+3t,-2t,4+2t) \in (d)$. Ta có $MA^2=(3t+1)^2+(2t+2)^2+(2t+5)^2=17t^2+34t+30=17(t+1)^2+13 \ge 13$ $MB^2=(3t-5)^2+(2t-2)^2+(2t+1)^2=17t^2-34t+30=17(t-1)^2+13 \ge 13$ Như vậy $\min MA = \sqrt{13}\Leftrightarrow t=-1\Leftrightarrow M(-1,2,2).$ $\min MB = \sqrt{13}\Leftrightarrow t=1\Leftrightarrow M(5,-2,6).$
|
|
|
giải đáp
|
Bất Đẳng Thức (CM có đk đề bài)
|
|
|
Đây là bài tập liên quan đến dạng lượng giác. Để chứng minh bài này cần hai bài toán phụ sau đây. Bạn thử sức với nó nhé. $\bf Bài toán phụ 1$: $A, B, C>0$ là ba góc của một tam giác khi và chỉ khi $\tan \dfrac{A}{2}\tan \dfrac{B}{2}+\tan \dfrac{B}{2}\tan \dfrac{C}{2}+\tan \dfrac{C}{2}\tan \dfrac{A}{2}=1$ $\bf Bài toán phụ 2$: $A, B, C$ là ba góc của một tam giác thì ta có BĐT $\sin \dfrac{A}{2}+\sin \dfrac{B}{2}+\sin\dfrac{C}{2} \le \dfrac{3}{2}$ Quay trở lại bài toán ban đầu. Vì hàm $\tan$ là hàm có miền giá trị thoải mái nên có thể đặt $x=\tan \dfrac{A}{2},y=\tan \dfrac{B}{2}z=\tan \dfrac{C}{2}$. từ điều kiện $xy+yz+zx=1$ và $\bf Bài toán phụ 1$ ta suy ra $A, B, C$ là ba góc của một tam giác. Tiếp tục sử dụng $\bf Bài toán phụ 2$ ta suy ra $\sin \dfrac{A}{2}+\sin \dfrac{B}{2}+\sin\dfrac{C}{2} \le \dfrac{3}{2}$ $\Leftrightarrow \tan \dfrac{A}{2} \cos \dfrac{A}{2}+\tan \dfrac{B}{2} \cos \dfrac{B}{2}+\tan \dfrac{C}{2} \cos \dfrac{C}{2}\le \dfrac{3}{2}$ $\Leftrightarrow \dfrac{x}{\sqrt{x^{2}+1}} + \dfrac{y}{\sqrt{y^{2}+1}} + \dfrac{z}{\sqrt{z^{2}+1}}\leq \frac{3}{2} $,đpcm. Đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow \triangle ABC$ đều $\Leftrightarrow x=y=z=1/\sqrt 3.$
|
|
|
giải đáp
|
Giải phương trình
|
|
|
Bạn xem câu a) tại đây nhé
http://toan.hoctainha.vn/Thu-Vien/Bai-Tap/110028/bai-110026
|
|
|
giải đáp
|
cần gấp làm hộ em với
|
|
|
Lời giải này có yêu cầu trả vỏ sò để xem. Bạn hãy link trên để vào xem chi tiết
|
|
|
giải đáp
|
tích phân nhờ giải giúp
|
|
|
$I=\int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2}}\dfrac{1+\sin x}{1+3\cos x}dx=\int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2}}\dfrac{1}{1+3\cos x}dx- \dfrac{1}{3}\int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2}}\dfrac{-3\sin x}{1+3\cos x}dx$ $I=I_1- \dfrac{1}{3}\ln |1+3\cos x|_{0}^{\pi/2}$ $I=I_1+\dfrac{2\ln 2}{3}$
Đặt $t = \tan \dfrac{x}{2}\Rightarrow dt = \dfrac{1}{2}\dfrac{1}{\cos^2 \dfrac{x}{2}}dx= \dfrac{1}{2}(1+t^2)dx$ Suy ra $I_1 =\displaystyle \int\limits_{0}^{1}\dfrac{1}{1+3\dfrac{1-t^2}{1+t^2}}.\dfrac{2}{1+t^2}dt$
$I_1 =\displaystyle \int\limits_{0}^{1}\dfrac{1}{2-t^2}dt=\dfrac{1}{2\sqrt 2}\ln \left| {\dfrac{\sqrt 2 +t}{\sqrt 2 -t}} \right|_{0}^{1}=\dfrac{1}{2\sqrt 2}\ln \left ( {\dfrac{\sqrt 2 +1}{\sqrt 2 -1}} \right )$
Vậy $\boxed{I=\dfrac{1}{2\sqrt 2}\ln \left ( {\dfrac{\sqrt 2 +1}{\sqrt 2 -1}} \right )+\dfrac{2\ln 2}{3}.}$
|
|
|
giải đáp
|
Phương trình chứa căn thức
|
|
|
Điều kiện $x^3+8 \ge 0\Leftrightarrow x \ge -2.$ Để giải phương trình chứa căn thì có rất nhiều phương pháp. Bạn có thể vào phần chuyên đề của chúng tôi để tham khảo. http://toan.hoctainha.vn/Thu-Vien/Chuyen-De/Chu-De/phuong-trinh-he-phuong-trinh-bat-phuong-trinh Trong bài tập này ta sẽ sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ. PT $\Leftrightarrow 2 (x^{2}-3x+2) =3\sqrt{(x+2)(x^2-2x+4)}$ Ta thấy rằng $x^{2}-3x+2=(x^2-2x+4)-(x+2)$. Do đó ta sẽ đặt $a= \sqrt{x^2-2x+4}, b= \sqrt{x+2},a,b \ge 0$ thì PT $\Leftrightarrow 2(a^2-b^2)=3ab\Leftrightarrow 2a^2-3ab-2b^2=0\Leftrightarrow (2a+b)(a-2b)=0$ + Nếu $2a+b=0\Leftrightarrow a=b=0$ do $a, b \ge 0.$ $\Leftrightarrow \begin{cases}x+2=0 \\ x^2-2x+4=0 \end{cases}$, hệ này vô nghiệm vì $x^2-2x+4=(x-1)^2+3 >0 \quad \forall x.$ + Nếu $a-2b=0\Leftrightarrow a=2b$ $\Leftrightarrow \sqrt{x^2-2x+4}=2 \sqrt{x+2}\Leftrightarrow x^2-2x+4=4x+8\Leftrightarrow x^2-6x-4=0$ $x= 3 \pm \sqrt{13}$, thử lại thấy thỏa mãn.
|
|
|
giải đáp
|
do thi ham so
|
|
|
Giả sử đường thẳng $(d)$ đi qua điểm cố định $M(x_0,y_0)$. Tức là khi thay tọa độ điểm $M$ vào PT thì ta thấy thỏa mã $y_0=(m-1)x_0+2 \quad \forall m$. $\Leftrightarrow y_0=mx_0-x_0+2 \quad \forall m$. $\Leftrightarrow mx_0+2-x_0-y_0=0 \quad \forall m$. $\Leftrightarrow \begin{cases}x_0=0 \\2-x_0-y_0=0 \end{cases}$ $\Leftrightarrow \begin{cases}x_0=0 \\y_0=2\end{cases}$ Vậy $(d)$ đi qua điểm $M(0,2)$ cố định.
|
|
|
giải đáp
|
có ai đó k ????
|
|
|
BPT $\Leftrightarrow 2^{2x}< 3.2^{\sqrt{x}+x}+2^{2\sqrt{x}+2}$ $\Leftrightarrow 1< 3.2^{\sqrt{x}-x}+2^{2\sqrt{x}-2x+2}$ $\Leftrightarrow 3.2^{\sqrt{x}-x}+4.2^{2(\sqrt{x}-x)}-1>0$ Đặt $t=2^{\sqrt{x}-x}>0$ thì BPT $\Leftrightarrow 4t^2+3t-1>0\Leftrightarrow (t+1)(4t-1)>0\Leftrightarrow t>2^{-2}\Leftrightarrow 2^{\sqrt{x}-x}>2^{-2}$ $\Leftrightarrow \sqrt{x} - x >{-2}\Leftrightarrow x-\sqrt{x}-2<0\Leftrightarrow (\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+1)<0$ $\Leftrightarrow \sqrt{x}<2\Leftrightarrow \boxed{0 \le x <4}$
|
|
|
giải đáp
|
lượng giác 29
|
|
|
Ta biết rằng với mọi góc $a$ thì $\sin (a+\pi)=\sin (2\pi-(\pi-a))=-\sin (\pi -a)=-\sin a$ và $ \sin(a + \dfrac{\pi}{2})= \sin(\pi-(\dfrac{\pi}{2}-a))=\sin(\dfrac{\pi}{2}-a)=\cos a$ Do đó PT $\Leftrightarrow -\tan(x-\dfrac{\pi}{4})\sin3x+ \cos 3x=0$ $\Leftrightarrow \tan(x-\dfrac{\pi}{4})\sin3x= \cos 3x\quad (1)$ Nếu $\sin 3x =0$ thì từ $(1)\Rightarrow \cos 3x=0$, đây là điều không thể vì $\sin^23x+\cos^23x=1.$ Với $\sin 3x \ne 0$ thì PT $(1)$ $\Leftrightarrow \tan(x-\dfrac{\pi}{4})=\cot 3x $ $\Leftrightarrow \tan(x-\dfrac{\pi}{4})=\tan(\dfrac{\pi}{2}-3x) $ Đến đây không khó để giải tiếp.
|
|
|
giải đáp
|
lượng giác 36
|
|
|
Điều kiện $\cos x \ne 0.$ PT $\Leftrightarrow \sin x +\dfrac{\sin x}{\cos x} =\dfrac{1-\cos^2x}{\cos x} $ $\Leftrightarrow \dfrac{\sin x(1+\cos x)}{\cos x} =\dfrac{\sin^2 x}{\cos x} $ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin x=0\\ 1+\cos x=\sin x \end{matrix}} \right. $ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin x=0\\ \sin x-\cos x=-1 \end{matrix}} \right. $ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin x=0\\ \sin( x-\dfrac{\pi}{4})=-1/\sqrt 2 \end{matrix}} \right. $
|
|
|
giải đáp
|
lượng giác 40
|
|
|
PT $\Leftrightarrow \dfrac{(\sin \dfrac{x}{2} -\cos \dfrac{x}{2})(\sin^2 \dfrac{x}{2} +\cos^2 \dfrac{x}{2}+\sin \dfrac{x}{2}\cos \dfrac{x}{2})}{2+\sin x} = \dfrac{1}{3}\left ( \cos \dfrac{x}{2} - \sin \dfrac{x}{2} \right )\left ( \cos \dfrac{x}{2} + \sin \dfrac{x}{2} \right ) $ $\Leftrightarrow \dfrac{(\sin \dfrac{x}{2} -\cos \dfrac{x}{2})(2+2\sin \dfrac{x}{2}\cos
\dfrac{x}{2})}{2(2+\sin x)} + \dfrac{1}{3}\left ( \sin \dfrac{x}{2} -\cos \dfrac{x}{2}\right )\left ( \cos \dfrac{x}{2} + \sin \dfrac{x}{2}
\right ) =0$ $\Leftrightarrow \dfrac{(\sin \dfrac{x}{2} -\cos \dfrac{x}{2})(2+2\sin x)}{2(2+\sin x)} + \dfrac{1}{3}\left ( \sin \dfrac{x}{2}
-\cos \dfrac{x}{2}\right )\left ( \cos \dfrac{x}{2} + \sin \dfrac{x}{2}
\right ) =0$ $\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}\left ( \sin \dfrac{x}{2}
-\cos \dfrac{x}{2}\right )+ \dfrac{1}{3}\left ( \sin \dfrac{x}{2}
-\cos \dfrac{x}{2}\right )\left ( \cos \dfrac{x}{2} + \sin \dfrac{x}{2}
\right ) =0$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin \dfrac{x}{2}=\cos \dfrac{x}{2}\\\\ \sin \dfrac{x}{2} +\cos \dfrac{x}{2}=-3/2 <-1 \text{(loại)}\end{matrix}} \right.$
|
|
|
giải đáp
|
lượng giác 38
|
|
|
Điều kiện $\sin x+\cos x \ne 0.$ PT $\Leftrightarrow \dfrac{(1-\sin^2 x)(\cos x-1)}{\sin x+\cos x} =2(1+\sin x)$ $\Leftrightarrow \dfrac{(1+\sin x)(1-\sin x)(\cos x-1)}{\sin x+\cos x} =2(1+\sin x)$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin x=-1\\\dfrac{(1-\sin x)(\cos x-1)}{\sin x+\cos x} =2 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin x=-1\\\cos x-\sin x\cos x-1+\sin x=2\sin x +2\cos x \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin x=-1\\\sin x +\cos x+\sin x\cos x+1=0 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin x=-1\\(\sin x+1)(\cos x+1)=0 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin x=-1\\\cos x=-1 \end{matrix}} \right.$
|
|
|
giải đáp
|
lượng giác 41
|
|
|
Điều kiện $\cot x \ne 1,\sin 2x \ne 0.$ $\Leftrightarrow \dfrac{1}{\dfrac{\sin x}{\cos x}+\dfrac{\cos 2x}{\sin 2x}}=\dfrac{\sqrt{2}(\cos x-\sin x)}{\dfrac{\cos x}{\sin x}-1}$ $\Leftrightarrow \dfrac{1}{\dfrac{2\sin^2 x+\cos 2x}{\sin 2x}}=\dfrac{\sqrt{2}(\cos x-\sin x)}{\dfrac{\cos x-\sin x}{\sin x}}$ $\Leftrightarrow \dfrac{\sin 2x}{2\sin^2 x+\cos 2x}=\sqrt{2}\sin x$ $\Leftrightarrow \dfrac{\sin 2x}{1-\cos 2x+\cos 2x}=\sqrt{2}\sin x$ $\Leftrightarrow \sin 2x=\sqrt{2}\sin x$ $\Leftrightarrow \cos x=1/\sqrt{2}$, vì $\sin x \ne 0.$
|
|
|
giải đáp
|
lượng giác 39
|
|
|
Điều kiện $\sin 2x \ne 0.$ PT $\Leftrightarrow \dfrac{\cos x}{\sin x}-\dfrac{\sin x}{\cos x}= \dfrac{2\cos4x}{\sin2x}$ $\Leftrightarrow \dfrac{\cos^2x-\sin^2 x}{\sin x\cos x}= \dfrac{2\cos4x}{\sin2x}$ $\Leftrightarrow \dfrac{\cos2x}{\sin x\cos x}= \dfrac{2\cos4x}{\sin2x}$ $\Leftrightarrow \dfrac{2\cos2x}{\sin 2x}= \dfrac{2\cos4x}{\sin2x}$ $\Leftrightarrow \cos 2x =\cos 4x.$
|
|
|