|
giải đáp
|
Bất đẳng thức.
|
|
|
Đặt $x =\dfrac{1}{1+a},y =\dfrac{1}{1+b},z =\dfrac{1}{1+c}$. Ta có $x =\dfrac{1}{1+a}\Rightarrow 1+a =\dfrac{1}{x}\Rightarrow a =\dfrac{1-x}{x}$ Làm tương tự như vậy với $y,z$. Từ $abc=1\Rightarrow xyz=(1-x)(1-y)(1-z)=1-(x+y+z)+(xy+yz+zx)-xyz$ Suy ra $2xyz=1-(x+y+z)+(xy+yz+zx).$ Như vậy BDDT cần chứng minh $\Leftrightarrow x^2+y^2+z^2+2xyz \ge 1$ $\Leftrightarrow x^2+y^2+z^2+1-(x+y+z)+(xy+yz+zx) \ge 1$ $\Leftrightarrow x^2+y^2+z^2-(x+y+z)+(xy+yz+zx) \ge 0$ Từ BDDT quen thuộc, $x^2+y^2+z^2\ge (xy+yz+zx) $ ta dễ dàng chứng minh được $x^2+y^2+z^2+ (xy+yz+zx) \ge \dfrac{2}{3}(x+y+z)^2$ Tóm lại bài toán quy về chứng minh $\dfrac{2}{3}(x+y+z)^2-(x+y+z) \ge 0\Leftrightarrow x+y+z \ge \dfrac{3}{2}$
Để chứng minh BĐT này thì ta chú ý $abc=1$ nên tồn tại các số $m,n,p $ sao cho $a=\dfrac{m}{n}, b=\dfrac{n}{p}, c=\dfrac{p}{m}, $ Khi đó $x+y+z = \dfrac{1}{1+a}+\dfrac{1}{1+b}+\dfrac{1}{1+c}= \dfrac{n}{n+m}+\dfrac{p}{n+p}+\dfrac{m}{m+p} \ge \dfrac{3}{2}$, đpcm.
|
|
|
|
|
|
giải đáp
|
Dãy số
|
|
|
Ta có $U_n = \dfrac{2}{(n+1)(n+3)}=\dfrac{1}{n+1}-\dfrac{1}{n+3} \quad \forall n$ do đó $U_1 =\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{4}$ $U_2 =\dfrac{1}{3}-\dfrac{1}{5}$ $U_3 =\dfrac{1}{4}-\dfrac{1}{6}$ $\cdots$ $U_{n-1} =\dfrac{1}{n}-\dfrac{1}{n+2}$ $U_{n} =\dfrac{1}{n+1}-\dfrac{1}{n+3}$ Cộng theo từng vế các đẳng thức này ta được $S_{n} = u_{1} + u_{2} + ... + u_{n-1} + u_{n}=\left (\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{3}+\ldots+\dfrac{1}{n+1} \right )-\left (\dfrac{1}{4}+\dfrac{1}{5}+\ldots+\dfrac{1}{n+3} \right )$ $S_n=\left (\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{3} \right )-\left (\dfrac{1}{n+2}+\dfrac{1}{n+3} \right )=\dfrac{n (13+5 n)}{6 (2+n) (3+n)}$
|
|
|
giải đáp
|
Đường thẳng vuông góc mặt phẳng !!
|
|
|
+ Tính diện tích thiết diện Theo câu a) $BE \perp (SAC)\Rightarrow BE \perp DE $. Do đó ta cần tính $BE,DE.$ $BE$ là đường cao của $\triangle ABC$ đều cạnh $a$ nên $BE=\dfrac{a\sqrt 3}{2}$ $\triangle SAC \sim \triangle DEC (g.g)\Rightarrow \frac{SA}{DE}=\frac{SC}{EC}\Rightarrow DE=SA.\frac{EC}{SC}$ Mặt khác $SC=\sqrt{SA^2+AC^2}=a\sqrt 5, EC=\dfrac{AC}{2}=\dfrac{a}{2}$ Suy ra $DE=2a.\dfrac{a}{2a\sqrt 5}=\dfrac{a}{\sqrt 5}$ Vậy $S_{BDE}=\dfrac{1}{2}.BE.DE=\dfrac{a^2\sqrt 3}{4\sqrt 5}$
|
|
|
giải đáp
|
Đường thẳng vuông góc mặt phẳng !!
|
|
|
+ Tìm thiết diện Kẻ $BE \perp AC , E \in AC$ và $BD \perp SC , D \in SC$. Ta có $SA \perp (ABC) \Rightarrow SA \perp BE$. $\begin{cases}BE \perp SA \\ BE \perp AC \end{cases}\Rightarrow BE \perp (SAC)\Rightarrow BE \perp SC$ Tóm lại $\begin{cases}BE \perp SC \\ BD \perp SC \end{cases}\Rightarrow SC \perp (BDE)$ Từ đây suy ra thiết diện cần tìm chính là mp$(BDE).$
|
|
|
giải đáp
|
dãy số
|
|
|
a) $U_{n+1}-U_{n} = \dfrac{2 - (n+1)}{\sqrt{n+1}}-\dfrac{2 - n}{\sqrt{n}}= \left ( \dfrac{2}{\sqrt{n+1}}-\sqrt{n+1}\right )- \left ( \dfrac{2}{\sqrt{n}}-\sqrt{n}\right )$ $=2\left ( \dfrac{1}{\sqrt{n+1}}-\dfrac{1}{\sqrt{n}} \right )+\left ( \sqrt{n}-\sqrt{n+1}\right )$ do $\begin{cases} \dfrac{1}{\sqrt{n+1}}<\dfrac{1}{\sqrt{n}} \\\sqrt{n}<\sqrt{n+1} \end{cases}\Rightarrow U_{n+1}-U_{n}<0\Rightarrow U_{n+1}<U_{n}$ Vậy dãy đã cho là dãy giảm.
|
|
|
giải đáp
|
dãy số
|
|
|
b) Ta có $U_{n+1}=(n+1)+\cos^2(n+1)$. Suy ra $U_{n+1}-U_n = (n+1)+\cos^2(n+1)-(n+\cos^2n)=1+\cos^2(n+1)-\cos^2n$ Do $\cos^2n \le 1 \Rightarrow 1-\cos^2n \ge 0\Rightarrow 1+\cos^2(n+1)-\cos^2n\ge 0\Rightarrow U_{n+1}-U_n\Rightarrow U_{n+1}\ge U_n$ Mặt khác do $\cos n \ne \pm 1$, do $n \in \mathbb N$ nên suy ra $U_{n+1}> U_n$. Vậy dãy số đã cho là dãy tăng.
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán về số nguyên tố.
|
|
|
Gọi $d$ là ước số chung lớn nhất của $a$ và $ab+4$, ta kí hiệu $d=$ƯCLN$(a,ab+4).$ Suy ra $\begin{cases}a \vdots d \\ ab+4 \vdots d \end{cases}\Rightarrow \begin{cases}ab \vdots d \\ ab+4 \vdots d \end{cases}\Rightarrow 4 \vdots d$ Mặt khác thì $a$ là số lẻ nên $d$ cũng lẻ. Do vậy chỉ có thể $d=\pm1$. Từ đó suy ra đpcm.
|
|
|
giải đáp
|
bài toán giải toán sỐ học lỚp 6
|
|
|
PT đã cho $\Leftrightarrow x^2-1=2y^2\Leftrightarrow (x-1)(x+1)=2y^2 (*)$ Vế phải $ (*)$ là số chẵn nên suy ra $(x-1)(x+1)$ cũng là số chẵn. Mặt khác hiệu $(x+1)-(x-1)=2$ nên $(x-1),(x+1)$ đều là số chẵn. Giả sử $x-1=2m, x+1=2n \quad m,n \in \mathbb N.$ Thay trở lại vào $ (*)$ ta được $4mn=2y^2\Leftrightarrow 2mn=y^2$ từ đây suy ra $y$ phải là số chẵn, mà $y$ là số nguyên tố nên $y=2.$ Thay trở lại vào PT ban đầu ta được $ x^2-1=8\Leftrightarrow x=3.$ Vậy $x=3,y=2.$
|
|
|
giải đáp
|
giai pt
|
|
|
PT $\Leftrightarrow 2\sin^2(x-\dfrac{\pi}{4})= 2\sin^2x - \tan x$ $\Leftrightarrow 1-\cos(2x-\dfrac{\pi}{2})= 1-\cos2x - \tan x$ $\Leftrightarrow -\sin 2x= -\cos2x - \tan x$ $\Leftrightarrow -\sin 2x+\cos2x + \tan x=0$ Đặt $t=\tan x$ thì $\sin 2x =\dfrac{2t}{1+t^2},\cos 2x =\dfrac{1-t^2}{1+t^2}$ PT $\Leftrightarrow -\dfrac{2t}{1+t^2}+\dfrac{1-t^2}{1+t^2}+t=0$ $\Leftrightarrow (t-1)^2(t+1)=0$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} t=1\\ t=-1 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=\dfrac{\pi}{4}+k\pi\\ x=-\dfrac{\pi}{4}+k\pi \end{matrix}} \right. ( k\in \mathbb Z)$
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán về hình chóp.
|
|
|
c) Xét ba mặt phẳng $(SAC), (SBD), (ABNM)$ đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến $AN, BM , SO$. Mặt khác thì thấy ba giao tuyến này không đôi một song song với nhau, ví dụ thấy $AN, BM$ cắt nhau tại $I$. Vậy ba giao tuyến này phải đồng quy, hay $I$ chạy trên $SO$ cố định.
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán về hình chóp.
|
|
|
b) Hai mặt phẳng $(SCD)$ và $(ABM)$ chứa hai đường thẳng song song với
nhau là $AB, DC$ nên giao tuyến của nó cũng phải song song với hai đường
thẳng này. Tức là để xác định nó thì từ $M$ kẻ $SN \parallel CD
\parallel BA, \quad N \in CD$ thì $MN$ là giao tuyến của $(SCD)$ và $(ABM)$ do đó $N$ là giao điểm của $(SC)$ và $(ABM)$. Từ cách dựng trên dễ thấy $ABNM$ là hình thang và đáy nhỏ $MN \le CD =AB$. Và nó trở thành hình bình hành $\Leftrightarrow M \equiv D.$
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán về hình chóp.
|
|
|
a) Hai mặt phẳng $(SAD)$ và $(SBC)$ chứa hai đường thẳng song song với nhau là $AD, BC$ nên giao tuyến của nó cũng phải song song với hai đường thẳng này. Tức là để xác định nó thì từ $S$ kẻ $St \parallel AD \parallel BC$ thì $St$ là giao tuyến cần tìm.
|
|