|
giải đáp
|
help me ! mình đang cần gấp !
|
|
|
3. $(2x+y^2)^{15}=\sum_{k=0}^{15}C_n^k(2x)^k(y^2)^{15-k}=\sum_{k=0}^{15}C_n^k2^kx^{k}y^{30-2k}=\sum_{k=0}^{15}C_n^k2^kx^{3k-30}(xy)^{30-2k} $ Hệ số của $x$ và $xy$ bằng nhau khi $3k-30=30-2k\Leftrightarrow k=12$. Do đó đáp số cần tìm là $C_{15}^{12}2^{12}.$
|
|
|
giải đáp
|
help me ! mình đang cần gấp !
|
|
|
2. $(1+2x)^n=\sum_{k=0}^{n} C_n^k(2x)^k=\sum_{k=0}^{n} C_n^k2^kx^k$. Theo giả thiết ta có $\sum_{k=0}^{n} C_n^k2^k=6561$. Mặt khác ta cũng có $(1+2)^n=\sum_{k=0}^{n} C_n^k2^k\Rightarrow \sum_{k=0}^{n} C_n^k2^k=3^n$. Như vậy $3^n=6561\Rightarrow n=8.$ Hệ số của $x^4$ trong khai triển $(1+2x)^n$ chính là $C_8^42^4$.
|
|
|
bình luận
|
đạo hàm Hãy ấn chữ V dưới chữ đáp án để chấp nhận nếu như bạn thấy lời giải này chính xác, và nút mũi tên màu xanh để vote up nhé. Các bài tiếp theo mình sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn. Thanks!
|
|
|
|
|
|
giải đáp
|
đạo hàm
|
|
|
b. $f(x)$ nghịch biến trên $(-1,1)$ $\Leftrightarrow f'(x) \le 0 \quad \forall x \in (-1,1)\Leftrightarrow 3x^2+6x+m+1 \le 0 \quad \forall x \in (-1,1)\Leftrightarrow g(x)=3x^2+6x+1 \le -m \quad \forall x \in (-1,1).$ Ta có $g'(x)=6x+6>0\quad \forall x \in (-1,1)$ nên ta cần có $-m \ge \max_{(-1,1)}g(x)=g(1)=10\Leftrightarrow m \le -10.$
|
|
|
bình luận
|
đạo hàm Hãy ấn chữ V dưới chữ đáp án để chấp nhận nếu như bạn thấy lời giải này chính xác, và nút mũi tên màu xanh để vote up nhé. Các bài tiếp theo mình sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn. Thanks!
|
|
|
|
|
|
giải đáp
|
đạo hàm
|
|
|
a. Trong trường hợp này $f(x)$ luôn đồng biến $\Leftrightarrow f'(x) \ge 0 \quad \forall x \in \mathbb R\Leftrightarrow 3x^2+6x+m+1 \ge 0 \quad \forall x \in \mathbb R\Leftrightarrow \Delta' \le 0\Leftrightarrow 9-3(m+1) \le 0\Leftrightarrow m \ge 2.$
|
|
|
bình luận
|
Toán ứng dụng khó Hãy ấn chữ V dưới chữ đáp án để chấp nhận nếu như bạn thấy lời giải này chính xác, và nút mũi tên màu xanh để vote up nhé. Các bài tiếp theo mình sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn. Thanks!
|
|
|
|
|
|
giải đáp
|
Toán ứng dụng khó
|
|
|
Bài toán này quy về bài toán tìm diện tích lớn nhất của tứ giác $ABCD$ khi biết $AB=1,BC=4,CD=7,DA=8$. Mấu chốt của bài toán này là nhận ra $AB^2+AD^2=BC^2+CD^2$ vì $1^2+8^2=4^2+7^2=65.$ Ta có $S_{ABCD}=S_{ABD}+S_{BCD}=\frac{1}{2}AB.AD\sin A+\frac{1}{2}CB.CD\sin C \le \frac{1}{2}AB.AD+\frac{1}{2}CB.CD=18.$ Vậy $\max S_{ABCD}=18\Leftrightarrow \sin A=\sin C=1\Leftrightarrow A=C=90^\circ.$ Từ đây suy ra cách dựng tứ giác này.
|
|
|
bình luận
|
đạo hàm Hãy ấn chữ V dưới chữ đáp án để chấp nhận nếu như bạn thấy lời giải này chính xác, và nút mũi tên màu xanh để vote up nhé. Các bài tiếp theo mình sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn. Thanks!
|
|
|
|
|
|
|
bình luận
|
Toán Hãy ấn chữ V dưới chữ đáp án để chấp nhận nếu như bạn thấy lời giải này chính xác, và nút mũi tên màu xanh để vote up nhé. Các bài tiếp theo mình sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn. Thanks!
|
|
|
|
|
|
giải đáp
|
Toán
|
|
|
Giả sử $c,d \in \mathbb N$ sao cho $\begin{cases}\frac{a}{b}:\frac{18}{35}=c \\ \frac{a}{b}:\frac{8}{15}=d \end{cases}\Rightarrow \frac{a}{b}=\frac{35c}{18}=\frac{15d}{8}$. Do $\frac{a}{b}$ phải tìm là nhỏ nhất nên $c,d$ cũng là số nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện trên. Ta có $\frac{35c}{18}=\frac{15d}{8}\Rightarrow \frac{c}{d}=\frac{15}{8}\times\frac{18}{35}=\frac{27}{28}$. Do $c,d$ nhỏ nhất nên $c=27,d=28$. Suy ra $\frac{a}{b}=\frac{35c}{18}=\frac{35\times 27}{18}=\frac{105}{2}\Rightarrow a+b=107.$
|
|
|
sửa đổi
|
Toán
|
|
|
Toán Biết là phân số nhỏ nhất sao
cho khi chia cho và đều
được thương là các số tự nhiên. Tổng là ?
Toán Biết $\frac{a}{b}$ là phân số nhỏ nhất sao
cho khi chia $\frac{a}{b}$ cho $\frac{18}{35}$ và $\frac{8}{15}$ đều
được thương là các số tự nhiên. Tổng $a+b$ là ?
|
|
|
bình luận
|
giúp với Hãy ấn chữ V dưới chữ đáp án để chấp nhận nếu như bạn thấy lời giải này chính xác, và nút mũi tên màu xanh để vote up nhé. Các bài tiếp theo mình sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn. Thanks!
|
|
|
|
|
|
giải đáp
|
giúp với
|
|
|
$A=(2.4.6...1992)-(1.3.5.7...1991)=(2.1).(2.2).(2.3)\ldots(2.996)-\frac{1.2.3.4.5...1991.1992}{2.4.6...1990.1992}$ $=2^{996}.996!-\frac{1992!}{2^{996}.996!}=\frac{2^{1992}.(996!)^2-1992!}{2^{996}.996!}$ Chú ý rằng $p=1993$ là một số nguyên tố có dạng $4k+1$ nên theo định lý Wilson và Fermat nhỏ ta có các kết quả sau $\begin{cases}(p-1)! \equiv -1 \bmod p \\ \left ( \frac{p-1}{2}! \right )^2\equiv -1 \bmod p \\ 2^{p-1} \equiv 1 \bmod p \\ \end{cases}\Rightarrow \begin{cases}1992! \equiv -1 \bmod 1993 \\ (996!)^2\equiv -1 \bmod 1993 \\ 2^{1992} \equiv 1 \bmod 1993 \\ \end{cases}$ Do đó tử số của $A \equiv 1.(-1)-(-1)\equiv 0\bmod 1993$. Mặt khác dễ thấy mẫu số của $A$ không chia hết cho $1993$. Vậy $1993|A$.
|
|