|
|
giải đáp
|
Cấp số nhân
|
|
|
a) Gọi bốn số phải tìm là $x, y, z, t$. Theo đề bài ta có: $\div\div x, y, z, t$ $\div x-2, y-1, z-7, t-27 $ Theo tính chất cấp số cộng, ta có: $\begin{cases}(x-2)+(z-7)=2(y-1) \\ (y-1)+(t-27)=2(z-7) \end{cases} $ hay $\begin{cases}x+z-7=2y \\ y+t-14=2z \end{cases} $ Thay $z=xq^2, y=xq$ và $t=xq^3$ vào $(1)$ và $(2)$, ta được: $\begin{cases}x(q-1)^2 =7 (1')\\ xq(q-1)^2=14 (2') \end{cases} \Rightarrow q=2$ và $x=7$ Vậy bốn số đó là: $7; 14; 28; 56$
b) Cách giải tương tự bài a) với lưu ý tính chất cấp số cộng và nhân, ta được: $\begin{cases}(y-6)^2=(x-2)(z-7) (1)\\ (z-7)^2=(y-6)(t-2) (2) \end{cases} $ Thay $y=x+d, z=x+2d, t=x+3d$ vào $(1)$ và $(2)$, ta tìm được $d=7, x=5$ Vậy bốn số đó là $5; 12; 19; 26$
|
|
|
giải đáp
|
Cấp số cộng
|
|
|
Đặt $u_1=a^2; u_2=b^2; u_3=c^2$. Vì $u_1, u_2, u_3$ lập thành một cấp số cộng nên $u_2-u_1=u_3-u_2$ hay $b^2-a^2=c^2-b^2 (1)$
Đặt $v_1=\dfrac{1}{a+b}; v_2=\dfrac{1}{a+c}; v_3=\dfrac{1}{b+c} $.
Muốn chứng minh $v_1, v_2, v_3$ lập thành một cấp số cộng, ta phải chứng minh $v_2-v_1=v_3-v_2$ hay
$\dfrac{1}{a+c}-\dfrac{1}{a+b}=\dfrac{1}{b+c}-\dfrac{1}{a+c} (2) $
Ta có: $\dfrac{1}{a+c}-\dfrac{1}{a+b}=\dfrac{b-c}{(a+b)(a+c)}=\dfrac{b^2-c^2}{(a+b)(a+c)(b+c)} $
$\dfrac{1}{b+c}-\dfrac{1}{a+c}=\dfrac{a-b}{(a+c)(b+c)}=\dfrac{a^2-b^2}{(a+b)(a+c)(b+c)} $
Từ $(1)$ suy ra $(2)$. Vậy $\dfrac{1}{a+b}, \dfrac{1}{a+c}, \dfrac{1}{b+c} $ lập thành một cấp số cộng.
|
|
|
|
giải đáp
|
Giải phương trình ẩn x
|
|
|
Gọi vế trái của phương trình là $T$, ta có: với $0<x<1$ $xT=x+2x^2+3x^3+4x^4+...$ $T-xT=1+x+x^2+x^4+...$ $T-xT$ là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với công bội $x$ nên: $T-xT=\frac{1}{1-x} \Rightarrow T=\frac{1}{(1-x)^2} $ Phương trình có dạng: $\frac{1}{(1-x)^2}=14884=122^2 $ Đáp số: $x=\frac{121}{122} $
Nhận xét: ta có thể giải bằng cách xét nguyên hàm $S(x)$ của $T(x)$ và suy ra $S(x)=\frac{1}{1-x}$.
|
|
|
giải đáp
|
Giới hạn của dãy số
|
|
|
Ta có: $u_{n+1}-m=(u_n-m)(u_n-m+1)$
Đặt $u_n-m=x_n$, ta có: $x_{n+1}=x_n^2+x_n$
Giả sử tồn tại $ \lim x_n=a \Rightarrow a=a^2+a \Rightarrow a=0$
- Nếu $x_1>0$ thì $x_n$ là dãy tăng, nên ko thể tồn tại $\lim =0$ - Nếu $-1\le x_1\le0$ thì $x_n\le x_{n+1}\le0$ nên dãy $x_n$ tăng và bị chặn trên nên $\lim x_n=0$ - Nếu $-1<x_1$ thì $x_2>0$, nên ko thể tồn tại $\lim =0$
ĐS: $\lim u_n=m$ nếu $0\le m\le1$ và không tồn tại lim trong TH còn lại.
|
|
|
|
giải đáp
|
Giải phương trình sau:
|
|
|
ÐK: $x\neq 0$. Phương trình có thể viết: $1-\dfrac{1}{x}+1-\dfrac{2}{x}+...+\dfrac{1}{x} (1)$
$(1)$ được xem là tổng của một cấp số cộng có $u_1=1-\dfrac{1}{x}; d=-\dfrac{1}{x} $
Ta xem $\dfrac{1}{x}=u_n $ hay $\dfrac{1}{x}=1-\dfrac{n}{x} $, suy ra $n=x-1$
Áp dụng $S_0=(u_1+u_n)\dfrac{n}{2} $ vào $(1)$, ta được $(1-\dfrac{1}{x}+1-\dfrac{n}{x})\dfrac{x-1}{2}=3 $
Suy ra $x=7$.
ĐS: Nghiệm của phương trình là $x=7$.
|
|
|
|
sửa đổi
|
Chứng minh quy nạp toán học
|
|
|
Ta chứng minh mệnh đề trên bằng quy nạp:Khi $n=1$, mệnh đề hiển nhiên đúngKhi $n=k+1$, ta có:$\frac{1}{2}.\frac{3}{4}.\frac{2k-1}{2k}.\frac{2k+1}{2(k+1)}<\frac{1}{\sqrt{2k+1}}. \frac{2k+1}{2(k+1)}=\frac{1}{\sqrt {2k+3}}.\frac{\sqrt{2k+3}}{\sqrt{2k+1}}.\frac{2k+1}{2(k+1)}$ $=\frac{1}{\sqrt{2k+3}}.\sqrt{\frac{(2k+3)(2k+1)^2}{(2k+1)(2k+2)^2} } $ $=\frac{1}{2k+3}.\sqrt{\frac{4k^2+8k+3}{4k^2+8k+4} } $Vì $\frac{4k^2+8k+3}{4k^2+8k+4}<1 $ nên từ đó suy ra: $\frac{1}{2}.\frac{3}{4}...\frac{2k+1}{2(k+1)}<\frac{1}{\sqrt{2(k+1)+1}} $Tức là $(1)$ đúng khi $n=k+1$Vậy mệnh đề trên đúng với mọi $n$
Ta chứng minh mệnh đề trên bằng quy nạp:Khi $n=1$, mệnh đề hiển nhiên đúngKhi $n=k+1$, ta có:$\frac{1}{2}.\frac{3}{4}.\frac{2k-1}{2k}.\frac{2k+1}{2(k+1)}<\frac{1}{\sqrt{2k+1}}. \frac{2k+1}{2(k+1)}=\frac{1}{\sqrt {2k+3}}.\frac{\sqrt{2k+3}}{\sqrt{2k+1}}.\frac{2k+1}{2(k+1)}$ $=\frac{1}{\sqrt{2k+3}}.\sqrt{\frac{(2k+3)(2k+1)^2}{(2k+1)(2k+2)^2} } $ $=\frac{1}{2k+3}.\sqrt{\frac{4k^2+8k+3}{4k^2+8k+4} } $Vì $\frac{4k^2+8k+3}{4k^2+8k+4}<1 $ nên từ đó suy ra: $\frac{1}{2}.\frac{3}{4}...\frac{2k+1}{2(k+1)}<\frac{1}{\sqrt{2(k+1)+1}} $Tức là $(1)$ đúng khi $n=k+1$Vậy mệnh đề trên đúng với mọi $n$.
|
|
|
giải đáp
|
Chứng minh quy nạp toán học
|
|
|
Ta chứng minh mệnh đề trên bằng quy nạp: Khi $n=1$, mệnh đề hiển nhiên đúng Khi $n=k+1$, ta có: $\frac{1}{2}.\frac{3}{4}.\frac{2k-1}{2k}.\frac{2k+1}{2(k+1)}<\frac{1}{\sqrt{2k+1}}. \frac{2k+1}{2(k+1)}=\frac{1}{\sqrt {2k+3}}.\frac{\sqrt{2k+3}}{\sqrt{2k+1}}.\frac{2k+1}{2(k+1)}$ $=\frac{1}{\sqrt{2k+3}}.\sqrt{\frac{(2k+3)(2k+1)^2}{(2k+1)(2k+2)^2} } $ $=\frac{1}{2k+3}.\sqrt{\frac{4k^2+8k+3}{4k^2+8k+4} } $ Vì $\frac{4k^2+8k+3}{4k^2+8k+4}<1 $ nên từ đó suy ra: $\frac{1}{2}.\frac{3}{4}...\frac{2k+1}{2(k+1)}<\frac{1}{\sqrt{2(k+1)+1}} $ Tức là $(1)$ đúng khi $n=k+1$ Vậy mệnh đề trên đúng với mọi $n$.
|
|
|
bình luận
|
Cấp số cộng Mong giúp đc bạn. Nhìn đề bài tưởng khó nhưng cũng đơn giản thui bạn nhé. Chúc bạn luôn học tốt <3
|
|
|
|
|
|
giải đáp
|
Cấp số cộng
|
|
|
Vì $\alpha, \beta, \gamma$ là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng $d= \dfrac{\pi}{3} $ nên $\alpha=\beta-\dfrac{\pi}{3} , \gamma= \beta+\dfrac{\pi}{3} $
Vế trái (VT) của $(1)$ là: $tan(\beta -\dfrac{\pi}{3} )tan \beta + tan \beta. tan \left ( \beta+\dfrac{\pi}{3} \right )+ tan \left ( \beta - \dfrac{\pi}{3} \right ). tan \left ( \beta + \dfrac{\pi}{3} \right ) $
hay $\dfrac{tan \beta- \sqrt[]{3} }{1+\sqrt[]{3}tan \beta }.tan \beta + tan \beta. \dfrac{tan\beta+\sqrt[]{3} }{1-\sqrt[]{3}tan\beta } +\dfrac{tan\beta - \sqrt[]{3} }{1+\sqrt[]{3}tan \beta }.\dfrac{tan\beta + \sqrt[]{3} }{1-\sqrt[]{3}tan\beta }$
$= \dfrac{(tan^2\beta-\sqrt[]{3}tan\beta )(1-\sqrt[]{3}tan\beta )+(tan^2\beta+\sqrt[]{3}tan\beta )(1+\sqrt[]{3}tan\beta )+tan^2\beta-3}{1-3tan^2\beta} $
$=\dfrac{9tan^2\beta-3}{1-3tan^2\beta}= -3 \dfrac{\left ( 1-3tan^2 \beta \right ) }{1-3tan^2\beta}= -3 $
Vậy $(1)$ được chứng minh.
|
|
|
|
giải đáp
|
Bài tập về quy tắc đếm
|
|
|
a) Cho $n$ điểm (không có $3$ điểm nào thẳng hàng), ta cứ nối hai điểm với nhau thì được số cạnh và số đường chéo. Do đó số đường chéo là: $$C^{2}_{n}-n=\frac{n!}{2!(n-2)!}-n=\frac{(n-1)n}{2}-n=\frac{(n-3)n}{2}$$ b) Cứ nối $3$ đỉnh ta được một tam giác nên số tam giác có được từ $n$ điểm là: $$C^{3}_{n}=\frac{n!}{3!(n-3)}=\frac{(n-2)(n-1)n}{6}$$ c) Số đường chéo đi qua đỉnh A là $n-3$ d) Tam giác có $1$ đỉnh là A, $2$ đỉnh còn lại là đỉnh của $n$- giác bằng cách nối hai trong $n-1$ điểm còn còn lại để được một cạnh đối diện với đỉnh A. Do đó số tam giác có một đỉnh là A bằng: $C^{2}_{n-1}=\frac{(n-2)!}{2!(n-3)!}=\frac{(n-2)(n-1)}{2}$
|
|