A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Ta xét các phương trình-bất phương trình cơ bản sau : $1.$ $a^{f(x)}=a^{g(x)}\Leftrightarrow f(x)=g(x)$. $2.$ $a^{f(x)}=b=a^{\displaystyle \log_a^b}\Leftrightarrow f(x)=\log_a b$. $3.$ $a^{f(x)}=b^{g(x)}\Leftrightarrow f(x)=g(x)\log_a b$. $4.$ $a^{f(x)}>a^{g(x)} (1)$ + Nếu $a> 1$ thì $(1)\Leftrightarrow f(x) > g(x)$ + Nếu $0<a<1$ thì $(1)\Leftrightarrow f(x) < g(x)$ Cách nói khác, $(1)\Leftrightarrow \begin{cases}a > 0\\ (a-1)(f(x)-g(x))>0 \end{cases}$ Để giải phương trình - bất phương trình mũ thì ta phải tìm cách chuyển về các phương trình - bất phương trình cơ bản trên.
B. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. Phương pháp đưa về cùng cơ số : Ví dụ $1.$ Giải phương trình $2^{x+1}.5^x = 2.10^{2x+5}$ Lời giải : Phương trình đã cho $\Leftrightarrow 2.2^x.5^x=2.10^{2x+5}\Leftrightarrow 10^x=10^{2x+5}\Leftrightarrow x=2x+5\Leftrightarrow x=-5.$
Ví dụ $2.$ Giải phương trình $3^{x+1}+3^{x+2}+3^{x+3} = 9.5^{x}+5^{x+1}+5^{x+2}$ Lời giải : Phương
trình đã cho $\Leftrightarrow 3^x.(3+3^2+3^3)=5^x.(9+5+5^2)\Leftrightarrow 3^x.39=5^x.39\Leftrightarrow \left (\frac{3}{5}\right )^x=1\Leftrightarrow x=0.$
Ví dụ $3.$ Giải phương trình $(2+\sqrt 3)^{3x+1}= (2-\sqrt 3)^{5x+8}$ Lời giải : Nhận thấy rằng $(2+\sqrt 3)(2-\sqrt 3)=1\Rightarrow 2- \sqrt 3 = (2+ \sqrt 3)^{-1}$ Phương
trình đã cho $\Leftrightarrow (2+\sqrt 3)^{3x+1}= (2+\sqrt 3)^{-5x-8}\Leftrightarrow 3x+1=-5x-8 \Leftrightarrow x=-\frac{9}{8}.$
Ví dụ $4.$ Giải bất phương trình $3^{\sqrt{x^2-2x}} \ge \left ( \frac{1}{3} \right )^{x-|x-1|}$ Lời giải : Điều kiện : $x \le 0 $ hoặc $x \ge 2$. Khi đó bất phương trình tương đương $3^{\sqrt{x^2-2x}} \ge 3^{|x-1|-x}\Leftrightarrow \sqrt{x^2-2x} \ge |x-1|-x (1)$ Nếu $x \le 0$ thì $|x-1|=1-x$, khi đó $(1) \Leftrightarrow \sqrt{x^2-2x} \ge 1- 2x\Leftrightarrow x^2-2x \ge 1-4x+4x^2 \Leftrightarrow 3x^2-2x+1 \le 0$. Đây là điều vô lý vì, $3x^2-2x+1=3\left ( x-\frac{1}{3} \right )^2+\frac{2}{3} > 0, \forall x$. Nếu $x \ge 2$ thì $|x-1|=x-1$, khi đó $(1) \Leftrightarrow \sqrt{x^2-2x} \ge -1$ đây là điều luôn đúng. Vậy tập nghiệm của bất phương trình là $\mathbb{S}=[2, +\infty) $.
Ví dụ $5$. Giải bất phương trình $\left ( x^2+\frac{1}{2} \right )^{2x^2+x+1} \ge \left ( x^2+\frac{1}{2} \right )^{1-x}$ Lời giải : Vì $x^2+\frac{1}{2} >0$ nên ta có các trường hợp sau * $x^2+\frac{1}{2} =1\Leftrightarrow x= \pm \frac{1}{\sqrt 2}$ *$\begin{cases}x^2+\frac{1}{2}
>1 \\ 2x^2+x+1 \ge1-x \end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases} |x|
> \frac{1}{\sqrt 2} \\ 2x^2+2x \ge 0 \end{cases}\Leftrightarrow
\left[ {\begin{matrix} x \le -1\\ x > \frac{1}{\sqrt 2} \end{matrix}}
\right.$ *$\begin{cases}x^2+\frac{1}{2} <1 \\ 2x^2+x+1 \le1-x
\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases} |x| < \frac{1}{\sqrt 2} \\
2x^2+2x \le 0 \end{cases}\Leftrightarrow - \frac{1}{\sqrt 2} < x \le 0.$ Vậy
tập nghiệm của bất phương trình là $\mathbb{S}=(-\infty, -1] \cup
\left[ {- \frac{1}{\sqrt 2}, 0} \right] \cup [ \frac{1}{\sqrt 2},
+\infty) $.
Bài tập tương tự : Giải các phương trình, bất phương trình sau : $1.$ $2^x.3^{x-1}.5^{x-2}=12$. Đáp số : $x=2$. $2.$ $3^{x+1} + 5^{x+2} \ge 3^{x+2} + 5^{x+1}$ Đáp số : $x \ge \log_{\frac{5}3} \frac{3}{10}$ $3.$ $(\sqrt 5 - 2)^{\displaystyle\frac{x-1}{x+1}} \le (\sqrt 5 + 2)^{x-1}$ Đáp số : $\left[ {\begin{matrix} x \ge 1\\-2 \le x \le -1\end{matrix}} \right.$
II. Phương pháp đặt ẩn phụ Ví dụ $1.$ Giải phương trình $(4+\sqrt{15})^x +(4-\sqrt{15})^x =62$ Lời giải : Nhận xét rằng :
$(4+\sqrt{15}).(4-\sqrt{15})=1\Rightarrow
4-\sqrt{15}=\frac{1}{4+\sqrt{15}}\Rightarrow
(4-\sqrt{15})^x=\frac{1}{(4+\sqrt{15})^x}$ Đặt $t=(4+\sqrt{15})^x (t>0)$ Phương trình đã cho $\Leftrightarrow t+\frac{1}{t}=62\Leftrightarrow t^2-62t+1=0$. Phương trình này có hai nghiệm $t=31 \pm8\sqrt{15} = (4 \pm \sqrt {15})^2$ Với $t=(4 + \sqrt {15})^2 $ thì $x=2$. Với $t=(4 - \sqrt {15})^2=(4 + \sqrt {15})^{-2} $ thì $x=-2$.
Ví dụ $2.$ Giải phương trình $125^x + 50^x=2^{3x+1}$ Lời giải : Phương trình đã cho $\Leftrightarrow 5^{3x}+5^{2x}.2^x=2.2^{3x} $. Chia hai vế của PT này cho $2^{3x} >0$ ta được PT $\Leftrightarrow \left (\frac{5}{2} \right )^{3x}+\left (\frac{5}{2} \right )^{2x}-2=0$ Đặt $t=\left (\frac{5}{2} \right )^{x}, t>0$. Ta có : $t^3+t^2-2=0 \Leftrightarrow (t-1)(t^2+2t+2)=0\Leftrightarrow t=1\Leftrightarrow x=0$. Vậy PT có nghiệm $x=0.$
Ví dụ $3.$ Giải phương trình $2^{x^2-5x+6} + 2^{1-x^2}=2.2^{6-5x}+1$ Lời giải : Đặt $u=2^{x^2-5x+6} , v=2^{1-x^2} (u, v >0)$. Khi đó $u.v=2^{7-5x}=2.2^{6-5x}$ PT
đã cho trở thành $u+v=uv+1\Leftrightarrow (u-1)(v-1)=0 \Leftrightarrow
\left[ {\begin{matrix} u=1\\ v=1 \end{matrix}} \right.$ Với $u=1$ thì $2^{x^2-5x+6}=1\Leftrightarrow x^2-5x+6=0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=2\\ x=3\end{matrix}} \right.$ Với $v=1$ thì $2^{1-x^2}=1\Leftrightarrow 1-x^2=0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=-1\\ x=1\end{matrix}} \right.$ Vậy PT có bốn nghiệm $x=-1, x=1, x=2, x=3.$
Ví dụ $4.$ Giải bất phương trình $\displaystyle \frac{2.3^x-2^{x+2}}{3^x-2^x} \le 1 (1)$ Lời giải : Điều
kiện $x \ne 0$. Chia cả tử và mẫu cho $2^x$, ta được
$(1)\Leftrightarrow \frac{\displaystyle 2.\left ( \frac{3}{2} \right
)^x-4}{{\displaystyle \left ( \frac{3}{2} \right )^x-1}} \le
1 (2)$ Đặt $t=\left ( \frac{3}{2} \right )^x , 0<t \ne 1$. Khi đó BPT $(2)$ tương đương với $\displaystyle
\frac{2t-4}{t-1} -1 \le 0 \Leftrightarrow \displaystyle
\frac{t-3}{t-1} \le 0 \Leftrightarrow 1<t \le 3\Leftrightarrow
1<\left ( \frac{3}{2} \right )^x \le 3\Leftrightarrow 0<x \le
\log_{\displaystyle\frac{3}{2}} 3$ Vậy BPT có nghiệm $ 0<x \le \log_{\displaystyle\frac{3}{2}} 3.$
Ví dụ $5.$ Giải bất phương trình $5^{2x-10-3\sqrt{x-2}}-4.5^{x-5} < 5^{1+3\sqrt{x-2}}$ Lời giải : Đặt $u=5^{x-5}>0, v=5^{3\sqrt{x-2}}>0$. BPT trở thành $\frac{u^2}{v}-4v < 5v (1)$ Do $v >0$ nên $(1)\Leftrightarrow u^2-4uv < 5v^2\Leftrightarrow u^2-4uv - 5v^2 <0 \Leftrightarrow (u+v)(u-5v)<0$ $\Leftrightarrow
u-5v<0\Leftrightarrow u<5v\Leftrightarrow 5^{x-5}<
5^{1+3\sqrt{x-2}}\Leftrightarrow x-5 <1+3\sqrt{x-2}\Leftrightarrow
x-6<3\sqrt{x-2}$ BPT trên tương đương với hai hệ sau $(I)\begin{cases}x-2 \ge 0 \\ x-6 <0 \end{cases}\Leftrightarrow 2 \le x <6$ $(II)\begin{cases}x-6
\ge 0 \\ 9(x-2)>(x-6)^2 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x\ge
6 \\ x^2-21x+54<0 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x \ge 6 \\
3<x<18\end{cases}\Leftrightarrow 6\le x <18$ Vậy BPT có nghiệm là : $2 \le x <18.$
Bài tập tương tự : Giải các phương trình, bất phương trình sau : $1.$ $(8+3\sqrt{7})^{\tan x} +(8-3\sqrt{7})^{\tan x} =16$ Hướng dẫn : Đặt $t=(8+3\sqrt{7})^{\tan x}$ với chú ý $(8+3\sqrt{7}).(8-3\sqrt{7})=1$ $2.$ $3.49^x+2.14^x-4^x=0$ Hướng dẫn : Chia cả hai vế của PT cho $4^x >0$. $3.$ Tìm nghiệm $x<1$ của phương trình $3^{2x-1}+3^{x-1}(3x-7)-x+2=0$ Hướng
dẫn : Đặt $t=3^{x-1}$ và thu được PT chứa $t$ và $x$. Coi PT này là PT
bậc hai theo $t$, tham số $x$ và tìm được $\left[ {\begin{matrix}
t=\frac{1}{3}\\ t=-x+2 \end{matrix}} \right.$. $4.$ $3^{2x}-8.3^{x+\sqrt{x+4}} - 9.9^{\sqrt{x+4}} >0$ Hướng dẫn : Chia hai vế của BPT cho $9^{\sqrt{x+4}}$ và đặt $t=3^{x-\sqrt{x+4}} $.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Để giải các bài tập dạng này ta thường sử dụng một trong ba tính chất sau. Giả sử $y=f(x)$ là hàm số liên tục và có đạo hàm trên tập xác định của nó. Tính chất $1.$
Nếu hàm số $y=f(x)$ đồng biến $(f'(x)>0)$ hoặc nghịch biến
$(f'(x)<0)$ trong khoảng $(a, b)$ thì phương trình $f(x)=k, (k \in
\mathbb{R})$ có không quá một nghiệm thực trong khoảng $(a, b)$. Tính chất $2.$
Nếu hàm số $y=f(x)$ đồng biến trong khoảng $(a, b)$ và hàm số $y=g(x)$
nghịch biến trong khoảng $(a, b)$. Do đó nếu tồn tại $x_0 \in (a, b)$
để $f(x_0)=g(x_0)$ thì đó là nghiệm duy nhất của PT $f(x)=g(x).$ Tính chất $3.$ Nếu hàm số $y=f(x)$ đồng biến $(f'(x)>0)$ hoặc nghịch biến $(f'(x)<0)$ trong khoảng $(a, b)$ thì $f(u)=f(v)\Leftrightarrow u=v$ với mọi $u, v \in (a, b)$. Ví dụ $1.$ Giải phương trình $3^{x+1}=3-x$ Lời giải : Điều kiện $x <3.$ Nhận xét : * Vế trái $f(x)=3^{x+1}$ có $f'(x)=3^{x+1}\ln 3 > 0 \forall x\in \mathbb{R}$ nên nó là hàm đồng biến trên $\mathbb{R}.$ Vế phải $g(x)=3-x$ có $f'(x)=-1 0 \forall x\in \mathbb{R}$ nên nó là hàm đồng biến trên $\mathbb{R}.$ * $x=0$ là nghiệm duy nhất của PT. Thật vậy, Với $x > 0$ thì $3^{x+1} > 3 > 3-x$ Với $x < 0$ thì $3^{x+1} < 3 < 3-x$. Vậy PT đã cho có nghiệm duy nhất $x=0$.
Ví dụ $2.$ Giải phương trình $1+8^{\frac{x}{2}}=3^x$ Lời giải : Chia hai vế của PT cho $3^x >0$, ta được $\left ( \frac{1}{3}\right )^x+\left ( \frac{\sqrt 8}{3}\right )^x=1$. Nhận xét rằng vế trái $f(x)=\left ( \frac{1}{3}\right )^x+\left ( \frac{\sqrt 8}{3}\right )^x$ là hàm nghịch biến trên $\mathbb{R}$ vì $0<\frac{1}{3}, \frac{\sqrt 8}{3} <1.$ Nhận thấy $x=2 $ là nghiệm của PT. Với $x >2$
thì $\left ( \frac{1}{3}\right )^x+\left ( \frac{\sqrt 8}{3}\right
)^x<\left ( \frac{1}{3}\right )^2+\left ( \frac{\sqrt 8}{3}\right
)^2=1$ Với $x <2$ thì $\left ( \frac{1}{3}\right )^x+\left ( \frac{\sqrt
8}{3}\right )^x>\left ( \frac{1}{3}\right )^2+\left ( \frac{\sqrt
8}{3}\right )^2=1$ Vậy PT có nghiệm duy nhất $x=2$.
Ví dụ $3.$ Giải phương trình $2^{x-1}+2^{x^2-x}=(x-1)^2$ Lời giải : PT đã cho $\Leftrightarrow 2^{x-1}+(x-1)=2^{x^2-x}+(x^2-x)$. Đặt $u=x-1, v=x^2-x$. PT có dạng $2^u+u=2^v+v (1)$. Xét
hàm số $f(t)=2^t+t$ có $f'(t)=2^t\ln 2 + 1 > 0 \forall x \in
\mathbb{R}$ nên hàm số này đồng biến và liên tục trên $\mathbb{R}$. PT $(1)\Leftrightarrow f(u)=f(v)\Leftrightarrow u=v \Leftrightarrow x^2-x=x-1\Leftrightarrow x^2-2x+1=0\Leftrightarrow x=1.$ Vậy PT có nghiệm duy nhất $x=1$.
Bài tập tương tự : Giải các phương trình sau : $1.$ $3^x=3-\log_5 x$ Đáp số : $x=1.$ $2.$ $1+3^{\frac{x}{2}}=2^x$ Đáp số : $x=2.$ $3.$ $\frac{4}{x+2}=\log_3 (x+1)$ Đáp số : $x=2.$
|