A. PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN * $\log_a f(x)=\log_a g(x) \Leftrightarrow \begin{cases}f(x), g(x) > 0 \\ f(x)=g(x) \end{cases}$ * $ \log_a f(x)=b\Leftrightarrow f(x)=a^b$ * $\log_{f(x)} g(x)=b \Leftrightarrow\begin{cases}0<f(x) \ne 1 \\ g(x)= f(x)^b \end{cases}$ * $\log_a f(x) \ge \log_a g(x) (1)$ + Nếu $a>1$ thì PT $(1)\Leftrightarrow \begin{cases}f(x)> g(x) \\ g(x)>0 \end{cases}$ + Nếu $0<a<1$ thì PT $(1)\Leftrightarrow \begin{cases}f(x)< g(x) \\ f(x)>0 \end{cases}$ Chú ý rằng $\log_a f(x)$ có nghĩa $\Leftrightarrow \begin{cases}f(x)>0\\0<a \ne 1 \end{cases}$ * $\log_{f(x)} g(x) > 0\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix} \begin{cases}0<f(x)<1 \\ 0<g(x)<1 \end{cases}\\ \begin{cases}f(x)>1 \\ g(x)>1 \end{cases} \end{matrix}\right.$ * $\log_{f(x)} g(x) < 0\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix}
\begin{cases}0<f(x)<1 \\ g(x)>1 \end{cases}\\
\begin{cases}f(x)>1 \\0< g(x)<1 \end{cases} \end{matrix}\right.$ B. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. Phương pháp đưa về cùng cơ số. Ví dụ $1.$ Giải phương trinh $\log_3 \left[ {1+ \log_3 (2^x-7)} \right]=1$ Lời giải : PT đã cho $\Leftrightarrow 1+ \log_3 (2^x-7)=3\Leftrightarrow \log_3 (2^x-7)=2\Leftrightarrow 2^x-7=9\Leftrightarrow 2^x=16\Leftrightarrow x=4.$
Ví dụ $2.$ Giải phương trinh $\log_2 x + \log_3 x + \log_4 x = \log_{20} x$ Lời giải : Dùng công thức đổi cơ số, ta được $\log_2 x + \log_2 x \log_3 2 + \log_2 x \log_4 2=\log_2 x \log_{20} 2$ $\Leftrightarrow \left ( 1+\log_3 2+ \log_4 2- \log_{20} 2 \right ).\log_2 x = 0$ Kiểm tra rằng : $1+\log_3 2+ \log_4 2- \log_{20} 2 \ne 0$, do đó : PT $\Leftrightarrow \log_2 x =0\Leftrightarrow x=1$ (thỏa mãn). Vậy PT có nghiệm duy nhất $x=1.$
Ví dụ $3.$ Giải phương trình $\log_{x+3} \left ( 3-\sqrt{x^2-2x+1} \right )=\frac{1}{2} (1)$ Lời giải: PT
$(1)\Leftrightarrow \begin{cases}0<x+3 \ne 1
\\3-\sqrt{x^2-2x+1}=\sqrt{x+3} \end{cases}\Leftrightarrow
\begin{cases}-3<x \ne -2 \\ 3-|x-1|=\sqrt{x+3} \end{cases}
(2)$ * Nếu $x=1$ thì hệ $(2)\Leftrightarrow \begin{cases}-3<x \ne
-2 \\ 4-x=\sqrt{x+3} \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-3<x \ne
-2 \\ x \le 4 \\ (4-x)^2=x+3
\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}-3<x\le 4 ; x \ne -2 \\
x^2-9x+13=0 \end{cases} $. Giải hệ này tìm được $x=\frac{9-\sqrt{29}}{2}$. *
Nếu $x<1$ thì hệ $(2)\Leftrightarrow \begin{cases}-3<x \ne -2 \\
2+x=\sqrt{x+3} \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}-3<x \ne -2
\\
x \ge -2 \\ (2+x)^2=x+3
\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x > -2 \\
x^2+3x+1=0 \end{cases} $. Giải hệ này tìm được $x=\frac{-3+\sqrt{5}}{2}$. Vậy PT có hai nghiệm $x=\frac{9-\sqrt{29}}{2}$ và $x=\frac{-3+\sqrt{5}}{2}$.
Ví dụ $4.$ Giải bất phương trình $\log_{x^2}\left ( \frac{4x-5}{|x-2|} \right ) \ge \frac{1}{2} (1)$ Lời giải : Điều kiện : $\begin{cases}0
< x^2 \ne 1 \\ \frac{4x-5}{|x-2|} > 0 \end{cases}\Leftrightarrow
\begin{cases}x>\frac{5}{4} \\ x \ne 2\end{cases}$ PT
$(1)\Leftrightarrow \begin{cases}x>\frac{5}{4} ;x \ne 2 \\
\log_{x^2}\left ( \frac{4x-5}{|x-2|} \right ) \ge \log_{x^2} x
\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x>\frac{5}{4} ;x \ne 2 \\
\frac{4x-5}{|x-2|} \ge x \end{cases}\Leftrightarrow
\begin{cases}x>\frac{5}{4} ;x \ne 2 \\ 4x-5 \ge x|x-2| \end{cases} $ $\Leftrightarrow
\left[ {\begin{matrix} \begin{cases}x>2 \\ 4x-5 \ge x(x-2)
\end{cases}\\ \begin{cases}\frac{5}{4}<x<2 \\ 4x-5 \ge -x(x-2)
\end{cases} \end{matrix}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix}
\begin{cases}x>2 \\ x^2-6x+5 \le 0 \end{cases}\\
\begin{cases}\frac{5}{4}<x<2 \\ x^2+2x-5 \ge 0 \end{cases}
\end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} 2<x
\le 5\\ \sqrt 6 - 1 \le x < 2 \end{matrix}} \right. \Leftrightarrow x
\in (2; 5] \cup [\sqrt 6 -1; 2)$. Vậy tập nghiệm của BPT là $\mathbb{S} = (2; 5] \cup [\sqrt 6 -1; 2)$.
Ví dụ $5.$ Giải phương trình $\log_4 (x+1)^2 +2 =\log_{\sqrt 2} \sqrt{4-x}+ \log_8 (x+4)^3$ Lời giải : Điều kiện: $\begin{cases}-4<x<4 \\ x \ne -1 \end{cases}$ Với điều kiện trên PT tương đương với $\log_2 |x+1| + 2 = \log_2 (4-x) + \log_2 (x+4)$ $\Leftrightarrow \log_2 |x+1|.4 = \log_2 (16-x^2)$ $\Leftrightarrow |x+1|.4=16-x^2 (1)$ Nếu
$-1 \le x < 4$ thì $(1)\Leftrightarrow x^2+4x-12=0\Leftrightarrow
\left[ {\begin{matrix} x=2\\ x=-6 \end{matrix}} \right.$. Kết hợp điều
kiện ta được $x=2$. Nếu $-4 \le x < -1$ thì $(2)\Leftrightarrow x^2-4x-20=0\Leftrightarrow
\left[ {\begin{matrix} x=2+2\sqrt 6\\ x=2-2\sqrt 6 \end{matrix}} \right.$. Kết hợp điều
kiện ta được $x=2-2\sqrt 6$. Vậy PT đã cho có hai nghiệm $x=2$ và $x=2-2\sqrt 6$. Bài tập tương tự $1.$ Giải phương trình : $\log_3 (2x+1) - \log_{\frac{1}{3}}(3-x)=0$ Đáp số : $x=\frac{5 \pm \sqrt{41}}{4}$. $2.$ Giải phương trình : $\log_5 (4^x+144) - 4\log_5 2 < 1 + \log_5(2^{x-2}+1)$ Đáp số : $2<x<4$. $3.$ Giải bất phương trình $x\log_{\frac{1}{5}}(x^2+x+1) >0$ Đáp số : $x<-1.$
II. Phương pháp đặt ẩn phụ Ví dụ $1.$ Giải phương trình $\log_3^2 x +\sqrt{\log_3^2 x+1}-5=0 $ Lời giải : Điều kiện $x>0$. Đặt $t=\sqrt{\log_3^2 x+1}, t\ge 1.$ Pt trở thành $t^2+t-6=0\Leftrightarrow t=2 (t \ge 1)$. Với
$t=2\Rightarrow \sqrt{\log_3^2 x+1}=2\Leftrightarrow \log_2^3 x =
3\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix}\log_3 x = \sqrt 3\\ \log_3 x = -
\sqrt 3 \end{matrix}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix}x = 3^\sqrt 3\\ x = 3^{- \sqrt 3} \end{matrix}} \right. $, thỏa mãn điều kiện. Vậy PT có hai nghiệm $x = 3^\sqrt 3$ và $ x = 3^{- \sqrt 3}$.
Ví dụ $2.$ Giải phương trình $\log_{2x-1} (2x^2+x-1) + \log_{x+1} (2x-1)^2=4 $ Lời giải : Phhương trình $\Leftrightarrow \log_{2x-1} \left[ {(2x-1)(x+1)} \right] + \log_{x+1} (2x-1)^2=4 (1)$ Điều kiện $\begin{cases}0<x+1 \ne 1 \\ 0<2x-1 \ne 1 \end{cases}\Leftrightarrow \frac{1}{2} < x \ne 0 (*)$ Với điều kiện $(*)$, PT $(1)\Leftrightarrow \log_{2x-1} (x-1) + 2\log_{x+1} (2x-1) -3=0$ Đặt $t= \log_{2x-1} (x-1)$, do điều kiện $(*)$ nên $t \ne 0.$ PT
trở thành $t + \frac{2}{t}-3=0\Leftrightarrow
t^2-3t+2=0\Leftrightarrow\left[ {\begin{matrix} t=1\\ t=2 \end{matrix}}
\right.$ Với $t=1$ thì $\log_{2x-1} (x-1)=1\Leftrightarrow x+1=2x-1\Leftrightarrow x=2$ (thỏa mãn). Với
$t=2$ thì $\log_{2x-1} (x-1)=2\Leftrightarrow
x+1=(2x-1)^2\Leftrightarrow 4x^2-5x=0\Leftrightarrow\left[
{\begin{matrix}x=0\\ x=\frac{5}{4} \end{matrix}} \right.\Rightarrow
x=\frac{5}{4}$. Vậy PT có hai nghiệm $x=2$ và $x=\frac{5}{4}$.
Ví dụ $3.$ Giải phương trình $\log^4_2(x)-\log^2_{\frac{1}{2}}\left
(\frac{x^3}{8} \right )+9\log_2\left (\frac{32}{x^2} \right ) <
4\log^2_{\frac{1}{2}}\left (x \right )$ Lời giải : Điều kiện $x > 0$. BPT
trên $\Leftrightarrow \log^4_2(x)-\log^{2}_{2^{-1}}\left (\frac{x^3}{8}
\right )+9\log_2\left (\frac{32}{x^2} \right ) <
4\log^2_{2^{-1}}\left (x \right )$ $\Leftrightarrow
\log^4_2(x)-\left[ {\log_2 x^3-\log_28} \right]^2+9\left[ {\log_2 32 -
\log_2 x^2} \right] <4\log^2_{2}\left (x \right )$
$\Leftrightarrow \log^4_2(x)-\left[ {\log_2 x^3-3} \right]^2+9\left[ {5
- \log_2 x^2} \right] <4\log^2_{2}\left (x \right )$
$\Leftrightarrow \log^4_2(x)-\left[ {3\log_2 x-3} \right]^2+9\left[ {5
- 2\log_2 x} \right] <4\log^2_{2}\left (x \right )$ Đặt $t=\log_2 x,$ BPT trên tương đương với $t^4-13t^2+36<0\Leftrightarrow
4<t^2<9\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix}
-3<t<-2\\2<t<3 \end{matrix}} \right.\Leftrightarrow \left[
{\begin{matrix} -3<\log_2 x<-2\\2<\log_2 x<3 \end{matrix}}
\right.\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix}
\frac{1}{8}<x<\frac{1}{4}\\4<x<8 \end{matrix}} \right.$ Vậy BPT có nghiệm $ \left ( \frac{1}{8}, \frac{1}{4} \right ) \cup (4,8).$
Ví dụ $4.$ Giải bất phương trình $\frac{6}{\log_2 2x}+\frac{4}{\log_2 x^2}>3$ Lời giải : Điều kiện : $x>0$. BPT $\Leftrightarrow \frac{6}{\log_2 x+1}+\frac{4}{2\log_2 x}>3$ Đặt $t=\log_2 x, t\ne 0.$ BPT
$\Leftrightarrow \frac{6}{t+1}+\frac{2}{t}>3\Leftrightarrow
\frac{-3t^2+5t+2}{t(1+t)}>0\Leftrightarrow
\frac{(3t+1)(t-2)}{t(t+1)}<0$ Lập bảng xét dấu ta có : $\left[
{\begin{matrix} -1<t<-\frac{1}{3}\\0<t<2\end{matrix}}
\right.\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} -1<\log_2
x<-\frac{1}{3}\\0<\log_2 x<2\end{matrix}}
\right.\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix}
\frac{1}{2}<x<\frac{1}{\sqrt[3]{2}}\\1<x<4\end{matrix}}
\right.$ Vậy BPT có nghiệm $ \left ( \frac{1}{2}, \frac{1}{\sqrt[3]{2}} \right ) \cup (1,4).$ Bài tập tương tự $1.$ Giải bất phương trình : $\log_3(3^x-1) .\log_{\frac{1}{3}}(3^{x+2}-9)>-3$ Hướng dẫn : Đặt $t=\log_3(3^x-1) $. PT $\Leftrightarrow t^2+2t-3<0\Leftrightarrow \log_3\frac{28}{27}<x<\log_3 4$. $2.$ Giải bất phương trình : $\log_x 2x \le \sqrt{\log_x(2x^3)}$ Hướng dẫn: Điều kiện $x \ne 1, x>0$. Đặt $t=\log_x 2$. PT
$\Leftrightarrow t+1 \le \sqrt{t+3}\Leftrightarrow \left[
{\begin{matrix}\begin{cases}t+1<0 \\ t+3 \ge 0 \end{cases}\\
\begin{cases}t+1 \ge 0 \\(t+1)^2 \le t+3 \end{cases} \end{matrix}}
\right.\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} -3 \le t <-1\\ -1 \le t \le 1 \end{matrix}} \right.$ Thay trở lại về $x$ ta thu được đáp số : $x \in \left ( 0, \frac{1}{\sqrt[3]{2}} \right ] \cup [2,+\infty)$. $3.$ Giải phương trình $\log_{\frac{x}{2}}x^2 -14\log_{16x}x^3+40\log_{4x}\sqrt x=0$ Hướng dẫn: Điều kiện $x \ne \frac{1}{4}, x \ne \frac{1}{16},x \ne 2, x>0$. Đặt $t=\log_x 2$. PT
$\Leftrightarrow
\frac{2}{1-t}-\frac{42}{1+4t}+\frac{20}{1+3t}=0\Leftrightarrow \left[
{\begin{matrix} t=\frac{1}{2}\\ t=-2 \end{matrix}}
\right.\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=\frac{1}{\sqrt 2}\\ x=4
\end{matrix}} \right.$.
III. Phương pháp sử dụng tính đơn điệu của hàm số Ví dụ $1.$ Giải phương trình $3^x=3-\log_5 x$. Lời giải : Dễ thấy $x=1$ là nghiệm của PT. Với $x>1$ thì $3^x>3^1=3-\log_5 1>3-\log_5 x$. Với $x<1$ thì $3^x<3^1=3-\log_5 1<3-\log_5 x$. Vậy $x=1$ là nghiệm duy nhất của PT.
Ví dụ $2.$ Giải bất phương trình $\log_5(3+\sqrt x) > \log_4 x$ Lời giải: Điều kiện $x>0.$ Đặt $t=\log_4 x\Rightarrow x=4^t$. BPT $\Leftrightarrow \log_5(3+2^t) >t\Leftrightarrow 3+2^t > 5^t\Leftrightarrow \frac{3}{5^t}+\left (\frac{2}{5} \right )^t > 1$ Hàm
số $f(t)= \frac{3}{5^t}+\left (\frac{2}{5} \right )^t $ có $f'(t)=
-\frac{3}{5^t}+\left (\frac{2}{5} \right )^t \ln\frac{2}{5} <0
\forall t$ nên nó là hàm nghịch biến trên $\mathbb{R}$ và thấy rằng
$f(1)=1.$ BPT trở thành : $f(t)>f(1)\Leftrightarrow t<1\Leftrightarrow \log_4 x <1 \Leftrightarrow 0<x<4.$
Ví dụ $3.$ Giải phương trình $\log_3\frac{x^2+x+1}{2x^2-2x+3} =x^2-3x+2$ Lời giải: Đặt $u=x^2+x+1, v=2x^2-2x+3 (u, v>0)$ suy ra $v-u=x^2-3x+2$. PT đã cho trở thành $\log_3 \frac{u}{v}=v-u\Leftrightarrow \log_3u-\log_3v=v-u\Leftrightarrow \log_3u+u=\log_3v+v (1)$ Xét hàm số $f(t)=\log_3t+t$, ta có $f'(t)=\frac{1}{t\ln 3}+1>0 \forall t>0$ nên hàm số đồng biến khi $t>0.$ Từ $(1)$ ta có $f(u)=f(v)\Leftrightarrow u=v\Leftrightarrow v-u=0\Leftrightarrow x^2-3x+2=0$ Vậy PT có nghiệm $x=1, x=2.$ Bài tập tương tự $1.$ Giải phương trình : $\log_5x= \log_7(x+2)$ Hướng dẫn :
Đặt $t=\log_5x= \log_7(x+2)\Rightarrow \begin{cases}x=5^t \\ x+2=
7^t\end{cases} \Rightarrow \begin{cases}x=5^t \\ 5^t+2= 7^t\end{cases}
$. Xét tính đơn điệu của hàm $f(t)=\left (\frac{5}{7}\right
)^t+2.\left (\frac{1}{7}\right )^t$ để suy ra $x=5$ là nghiệm duy nhất
của PT. $2.$ Giải bất phương trình $\log_3\frac{x^2+x+1}{2x^2-2x+3} >x^2-3x+2$ Hướng dẫn : Làm tương tự Ví dụ $3.$ để có kết quả $1<x<2$.
|