|
1.Phương trình tổng quát của đường thẳng ĐỊNH NGHĨA: - Vecto pháp tuyến của đường thẳng: Vectơ khác $\overrightarrow 0 $ , có giá vuông góc với đường thẳng $\Delta $ gọi là vectơ pháp tuyến của đường thẳng $\Delta $ - Trong mặt phẳng toạ độ , mọi đường thẳng đều có phương trình tổng quát dạng ${\text{ax}} + by + c = 0$, với ${{\text{a}}^2} + {b^2} \ne 0$ Ngược lại, ta có thể chứng minh được rằng: Mỗi phương trình dạng ${\text{ax}} + by + c = 0$, với ${{\text{a}}^2} + {b^2} \ne 0$ Đều là phương trình tổng quát của một đường thẳng xác định, nhận $\overrightarrow n = (a;\,\,b)$ là vectơ pháp tuyến Ví dụ : Cho tam giác có ba đỉnh A=(-1 ;-1) , B=(-1;3) , C=(2;-4) viết phương trình tổng quát của đường cao kẻ từ A GIẢI : Đường cao cần tìm là đường thẳng đi qua A và nhận $\overrightarrow {BC} $ là một vectơ pháp tuyến. ta có $\overrightarrow {BC} = (3; - 7)$ và A=(-1 ;-1) nên theo (1) , phương trình tổng quát của đường cao đó là 3(x +1) – 7(y + 1)=0 hay 3x – 7y – 4 = 0. CÁC DẠNG ĐẶC BIỆT CỦA PHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT GHI NHỚ 1 Đường thẳng $by + c = 0$ song song hoặc trùng với trục $Ox$ (hình 67a trang77) Đường thẳng $ax + c = 0$ song song hoặc trùng với trục $Oy$ (hình67b trang77) Đường thẳng $ax + by = 0$ đi qua gốc toạ độ (hình 67c trang 77) GHI NHỚ 2: Đường thẳng có phương trình $\frac{x}{a} + \frac{y}{b} = 1\,\,\,\,\,(a \ne 0,b \ne 0)$ (2) đi qua hai điểm $A(a;0)\& B(0;b)$ phương trình (2) được gọi là phương trình đường thẳng theo đoạn chắn CHÚ Ý: Xét đường thẳng $\Delta $ có phương trình tổng quát $ax + by + c = 0$ Nếu $b \ne 0$ thì phương trình trên đưa được về dạng $y = kx + m$ (3) với $k = - \frac{a}{b},\,\,m = - \frac{c}{b}$. Khi đó k là hệ số góc của đường thẳng và (3) gọi là phương trình của $\Delta $ theo hệ số góc. Ý nghĩa hình học của hệ số góc Xét đường thẳng $\Delta :y = kx + m$ Với$k \ne 0$, gọi M là giao điểm của $\Delta $ với trục Ox và Mt là tia của $\Delta $ nằm phía trên Ox. Khi đó, nếu $\alpha $ là góc hợp bởi hai tia Mt và Mx thì hệ số góc của đường thẳng $\Delta $ bằng tang của góc $\alpha $, tức là $k = \tan \alpha $. Khi k = 0 thì $\Delta $ là đường thẳng song song hoặc trùng với Ox 2. VỊ TRI TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG THẲNG Trong mặt phẳng toạ đô , cho hai đường thẳng${\Delta _1},\,\,{\Delta _2}$ có phương trình $\begin{gathered} {\Delta _1}:\,\,{a_1}x + {b_1}y + {c_1} = 0 \\ {\Delta _2}:\,\,{a_2}x + {b_2}y + {c_2} = 0 \\ \end{gathered} $ Vì số điểm chung của hai đường thẳng bằng số nghiệm của hệ gồm hai phương trình trên, nên từ kết quả của đại số ta có a, Hai đường thẳng ${\Delta _1},\,\,{\Delta _2}$cắt nhau khi và chỉ khi $\left| \begin{gathered} {a_1}\,\,\,\,\,{b_1} \\ {a_2}\,\,\,\,\,{b_2}\, \\ \end{gathered} \right| \ne 0$; b, Hai đường thẳng ${\Delta _1},\,\,{\Delta _2}$song song khi và chỉ khi $\left| \begin{gathered} {a_1}\,\,\,\,\,{b_1} \\ {a_2}\,\,\,\,\,{b_2}\, \\ \end{gathered} \right| = 0\,\,\,$và $\left| \begin{gathered} {b_1}\,\,\,\,\,{c_1} \\ {b_2}\,\,\,\,\,{c_2}\, \\ \end{gathered} \right| = 0\,\,\,$ Hoặc $\left| \begin{gathered} {a_1}\,\,\,\,\,{b_1} \\ {a_2}\,\,\,\,\,{b_2}\, \\ \end{gathered} \right| = 0\,\,\,$và $\left| \begin{gathered} {c_1}\,\,\,\,\,{a_1} \\ {c_2}\,\,\,\,\,{a_2}\, \\ \end{gathered} \right| = 0\,\,\,$ b, Hai đường thẳng ${\Delta _1},\,\,{\Delta _2}$trùng nhau khi và chỉ khi $\left| \begin{gathered} {a_1}\,\,\,\,\,{b_1} \\ {a_2}\,\,\,\,\,{b_2}\, \\ \end{gathered} \right| = \left| \begin{gathered} {b_1}\,\,\,\,\,{c_1} \\ {b_2}\,\,\,\,\,{c_2}\, \\ \end{gathered} \right| = \left| \begin{gathered} {c_1}\,\,\,\,\,{a_1} \\ {c_2}\,\,\,\,\,{a_2}\, \\ \end{gathered} \right| = 0\,\,\,$ Trong trường hợp${a_2},\,\,{b_2},\,\,{c_2}$ đều khác 0 , ta có ${\Delta _1},\,\,{\Delta _2}$ cắt nhau $ \Leftrightarrow \frac{{{a_1}}}{{{a_2}}} \ne \frac{{{b_1}}}{{{b_2}}};$ ${\Delta _1}//\,{\Delta _2} \Leftrightarrow \frac{{{a_1}}}{{{a_2}}} = \frac{{{b_1}}}{{{b_2}}} \ne \frac{{{c_1}}}{{{c_2}}}$ ${\Delta _1} \equiv \,{\Delta _2} \Leftrightarrow \frac{{{a_1}}}{{{a_2}}} = \frac{{{b_1}}}{{{b_2}}} = \frac{{{c_1}}}{{{c_2}}}$
|