1. Định lý Nếu ABC và A’B’C’ là hai tam giác bằng nhau thì có phép dời hình biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’. 2. Thế nào là hai hình bằng nhau? Từ định lý trên ta có thể phát biều: “Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi có phép dời hình biến tam giác này thành tam giác kia”. Như vậy, khái niệm “bằng nhau” của hai tam giác có thể được định nghĩa bằng hai cách tương đương sau đây: 1) Hai tam giác gọi là bằng nhau nếu chúng có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau 2) Hai tam giác gọi là bằng nhau nếu có phép dời hình biến tam giác này thành tam giác kia. Đối với sự bằng nhau của các hình nói chung, người ta dùng cách định nghĩa thứ hai. Vậy ra có ĐN tổng quát sau đây Hai hình gọi là bằng nhau nếu có phép dời hình biến hình này thành hình kia. Từ định nghĩa trên ta suy ra Nếu hình $\left( {{H_1}} \right)$ bằng hình $\left( {{H_2}} \right)$ và hình $\left( {{H_2}} \right)$ bằng hình $\left( {{H_3}} \right)$ thì hình $\left( {{H_1}} \right)$ bằng hình $\left( {{H_3}} \right)$
|