|
|
đặt câu hỏi
|
Viet 9
|
|
|
Cho pt: $x^2+(m-1)x-6=0$ (m là tham số). Tìm m để pt có 2 nghiệm $x_1,x_2$ sao cho $A=(x_1^2-9)(x_2^2-4)$ max
|
|
|
đặt câu hỏi
|
hinh hoc 9
|
|
|
Cho đường tròn đường kính AB. M là điểm bất kì trên cung AB. Gọi K là điểm chính giữa cung AB, N là điểm đối xứng với M qua AB, E là giao điểm của AK và MN. Kẻ NI vuông góc MB.Cm: I là tâm đường tròn (EMB).
|
|
|
giải đáp
|
toán lớp 6
|
|
|
a)Ta có $(n+2,2n+3)=(n+2,2n+3-n-2)=(n+2,n+1)=(1,n+1)=1$ => Phân số đã cho tối giản b) mình nghĩ đề phải là tìm n để phân số tối giản chứ. Ta có B là phân số tối giản khi $(n+1,n-2)=1\iff (n+1-n+2,n-2)=1\iff (3,n-2)=1$ Vậy n thỏa mãn $(3,n-2)=1$ thì B tối giản Ta có: $B=1+\frac{3}{n-2}$. B nguyên khi n-2 là ước của 3 từ đây tìm đươc n=3;5;1;-1
|
|
|
giải đáp
|
lop 9
|
|
|
Ta có: $x^3+y^3\ge xy(x+y)\iff (x+y)(x-y)^2\ge 0=> x^3+y^3+1=x^3+y^3+xyz\ge xy(x+y+z)$ Làm tương tự cho các cái còn lại=> dpcm
|
|
|
giải đáp
|
giup em voi
|
|
|
$SA=SB=SC=SD=\frac{a\sqrt{5}}{2};AB=a$ Kẻ OM vuông góc BC. Kẻ OH vuông góc SM khi đó ta có OH là d(O;(SBC)); Cm: Ta có: SA=SB=SC=SD và ABCD là hình vuông => Chóp S.ABCD là hình chóp đều => SO vuông góc mp(ABCD). Ta đi cm OH vuông góc (SBC) Thật vậy: SO vuông góc (ABCD) => SO vuông góc BC hay BC vuông góc SO Lại có OM vuông góc BC( vẽ thêm) => BC vuông góc với (SOM). => BC vuông góc OH. Mặt khác OH vuông góc SM=> OH vuông góc mp(SBC) => dpcm Ta di tính OH. Nhận xét: Ta có: OM vuông góc BC=> M là trung điểm BC. Xét tam giác SBC có SB=SC và M là trung điểm BC => SM vuông góc BC. BM=$\frac{a}{2}$; SB=$\frac{a\sqrt{5}}{2}$ => SM=a Xét tam giác SOM vuông tại O có đường cao AH: $OM=\frac{a}{2}$;$SM=a$=> $SO=\frac{a\sqrt{3}}{2}$ Mà: $OH*SM=SO*OM$ => OH=$\frac{a\sqrt{3}}{4}$
|
|
|
giải đáp
|
tìm số tự nhiên
|
|
|
Gọi số cần tìm là abcde Theo đề edcba=4abcde =>$99999\ge edcba=4abcde\ge 40000(do abcde\ge 10000)(1)$ $=> abcde\le 24999=>a\ge 2=> a=1;a=2$ Lại có: edcba là số chẵn => a chia hết cho 2 hay a=2; Mặt khác từ (1)=> $e\ge 4$ mà 4e có chữ số tận cùng là 2=> e=8 Khi đó ta có: $8dcb2=4*2bcd8\iff 80000+dcb0+2=4*(20000+bcd0+8)$ $=>dcb*10=4*bcd*0+30\iff dcb=4bcd+3(2)$ $=>999\ge dcb=4bcd+3\ge 403=> bcd\le 249=>b=0;b=1;b=2 $ Lại có: $(2)\iff 100d+10c+b=400b+40c+4d+3\iff 96d=399b+30c+3$ $\iff 32d=133b+10c+1$ Th1: b=0=> 32d=10c+1=> Vô lí (do VT là số chẵn, VP là số lẻ) Th2: b=1=>32d=10c+134\ge 16d=5c+67=> c lẻ. Cho c=1;3;5;7;9=> c=9;d=7 Th3:b=2=> Vô lí (như Th1). Vậy số cần tìm là: 21978
|
|
|
giải đáp
|
giúp em với !
|
|
|
Ta có $\frac{1}{n^2+4n}=\frac{1}{4}(\frac{1}{n}-\frac{1}{n+4})$ Khi đó pt tương đương: $\frac{1}{4}(\frac{1}{3}-\frac{1}{7}+\frac{1}{7}-\frac{1}{11}+...+\frac{1}{n}-\frac{1}{n+4})=\frac{56}{673}$ $\iff \frac{1}{3}-\frac{1}{n+4}=\frac{224}{673}=>n=2015$
|
|
|
giải đáp
|
giúp em với !
|
|
|
Gọi $x$ là số sách cho mượn về, $y$ là số sách đọc tại thư viện Theo đề ta có: $4x=y (1)$( do số cho cho mượn về chiếm $\frac{1}{5}$ số sách thư viện => số sách còn lại để đọc chiếm $\frac{4}{5}$ số sách thư viện nên ta luôn có $y=4x$ hay $4x=y$) Sau khi thêm $840$ sách thì sách đọc tại thư viện tăng 1/4 so với ban đầu tức là tăng $\frac{y}{4}$ (quyển sách) Còn sách cho mượn về tăng gấp đôi, tức là tăng $x$ (quyển so với ban đầu) => Ta có số sách tăng lên là: $x+\frac{y}{4}=840 (2)$ Từ $(1)$ và $(2)$, rút thế ta được: $x=420,y=1680$ Vậy tổng số sách ban đầu thư viện có là: $420+1680=2100$ (cuốn).
|
|
|
giải đáp
|
Tìm số tự nhiên n biết
|
|
|
phương trình đã cho tương đương: $2*(\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+\frac{1}{3}-\frac{1}{4}+...+\frac{1}{n-1}-\frac{1}{n})=\frac{2003}{2004}$ $\iff 2*(\frac{1}{2}-\frac{1}{n})=\frac{2003}{2004}=>n=4008$
|
|
|
giải đáp
|
tìm x tiếp
|
|
|
Ta có: $\frac{1}{199}+\frac{2}{198}+...+\frac{199}{1}=(\frac{1}{199}+1)+(\frac{2}{198}+...+(\frac{199}{1}+1)-199$ $=200(\frac{1}{199}+\frac{1}{198}+...\frac{1}{2}+1)-199$ $=200(\frac{1}{200}+\frac{1}{199}+...+\frac{1}{2}+1-\frac{1}{200})-199$ $=200(\frac{1}{200}+\frac{1}{199}+...+\frac{1}{2})+200-1-199$ $=200(\frac{1}{200}+\frac{1}{199}+...+\frac{1}{2})$ Khi đó pt đã cho tương đương: $(x-20)*\frac{1}{200}=\frac{1}{2000}=>x=\frac{201}{10}$
|
|
|
|
giải đáp
|
hình 6 học kì 1, ôn lại 1 chút
|
|
|
Đáp án là không. Và giải thích: Ta chỉ cần chỉ ra trường hợp cụ thể là được Chẳng hạn: Kẻ d' bất kì song song với d. Lấy N,P bất kì thuộc d'. Lấy M là điểm bất kì ngoài 2 đường thẳng này. khi đó ta sẽ luôn có MN,MP luôn cắt d nhưng NP thì lại // với d
|
|
|
giải đáp
|
bài tương tự
|
|
|
Ta có phân số trên tối giản khi và chỉ khi $(n+13,n-2)=1\iff (n+13-n+2,n-2)=1\iff (15,n-2)=1$ Vậy n thỏa mãn: $(15,n-2)=1$ thì phân số đã cho tối giản.
|
|
|
giải đáp
|
dạng này em mới gặp, giúp em với
|
|
|
Ta có: $1+2+...+n=\frac{n(n+1)}{2}$ =>$\frac{A}{3}=\frac{1}{1}+\frac{1}{1+2}+...+\frac{1}{1+2+...+100}$ $=\frac{2}{1.2}+\frac{2}{2.3}+...+\frac{2}{100.101}=2*\left(1-\frac{1}{2}+\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+...+\frac{1}{100}-\frac{1}{101}\right)$ $=>A=6\left(1-\frac{1}{101}\right)=\frac{600}{101}$
|
|