|
giải đáp
|
toan 9
|
|
|
Với bài toán dạng này em hãy kẻ bảng cho dễ suy nghĩ. Các đại lượng số cây, số luống, số cây mỗi luống thực ra là một cách biến hóa của ba đại lượng rất quen thuộc, tương ứng đó là quãng đường, thời gian, vận tốc. Bởi vì em có công thức : số cây $=$ số luống $\times $ số cây mỗi luống. Như vậy nếu đặt $x$ là số luống, $y$ là số cây mỗi luống thì số cây sẽ là $xy.$ Ta có bảng sau
$$\begin{array}{c|c|c} \text{số luống }&\text{số cây mỗi luống } &\text{số cây }\\ \hline x & y & xy \\\\ \hline x-2 & y+7 & (x-2)(y+7)\\\\ \hline x+2 & y-5 & (x+2)(y-5) \end{array}$$ Theo đề bài ta có $\begin{cases} (x-2)(y+7)=xy-9 \\ (x+2)(y-5)=xy+15 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} xy-2y+7x-14=xy-9 \\ xy+2y-5x-10=xy+15 \end{cases}$ $\Leftrightarrow \begin{cases} -2y+7x=5 \\ 2y-5x=25 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x= 15\\ y=50 \end{cases}$ Vậy số cây rau cải là $xy=15 \times 50=750$ (cây).
|
|
|
giải đáp
|
Chứng minh hệ pt luôn có nghiệm
|
|
|
Viết lại hệ dưới dạng $\begin{cases}mx-2y -m>0 \qquad (1)\\ (x-m)^2+(y+\dfrac{1}{2})^2=m^2+\dfrac{1}{4} \qquad (2)\end{cases}$ Dễ thấy $(2)$ là PT đường tròn tâm $I(m, -\dfrac{1}{2})$, còn $(1)$ là PT của một miền mặt phẳng mở $(\Omega)$ (tức là không có đường biên). Ta lại thấy $m^2+1-m>0 \quad \forall m$, như vậy thì $I \in (\Omega)$. Một cách trực quan thì đường tròn tâm $I$ bán kính bất kỳ này luôn cắt $(\Omega)$ và HPT này sẽ có nghiệm $ \forall m$. Đây là một định lý cơ bản của môn Topo đại cương trên Đại học. Với kiến thức của chúng ta hiện tại, sẽ có một cách giải thích khác như sau : Với mọi $m$, ta lấy $(x,y)=(2m,-1)$ Thay vào $(1)$, $2m^2+2-m >0$, luôn đúng với mọi $m$ vì $2m^2+2-m=m^2+(m-\dfrac{1}{2})^2+\dfrac{7}{4}>0$ Thay vào $(2)$, $(x-m)^2+(y+\dfrac{1}{2})^2=m^2+\dfrac{1}{4} $, luôn đúng với mọi $m$. Vậy hệ luôn có nghiệm $(x,y)=(2m,-1)\quad \forall m.$
|
|
|
giải đáp
|
hệ thức lượng
|
|
|
Ta có $\dfrac{1}{\tan \dfrac{C}{2}}=\cot \dfrac{C}{2}=\tan \left (\dfrac{A}{2}+ \dfrac{B}{2} \right )=\dfrac{\tan \dfrac{A}{2}+\tan \dfrac{B}{2}}{1-\tan \dfrac{A}{2}\tan \dfrac{B}{2}}$ Nhân chéo và rút gọn ta được $\tan \dfrac{A}{2}\tan \dfrac{B}{2}+\tan \dfrac{C}{2}\tan \dfrac{B}{2}+\tan \dfrac{A}{2}\tan \dfrac{C}{2}=1$ Áp dụng BĐT quen thuộc $\quad (x+y+z)^2 \ge 3(xy+yz+zx) \quad \forall x,y,z.$ Ta có $\left ( \tan \dfrac{A}{2}+\tan \dfrac{B}{2}+\tan \dfrac{C}{2} \right )^2 \ge 3\left (\tan \dfrac{A}{2}\tan \dfrac{B}{2}+\tan \dfrac{C}{2}\tan \dfrac{B}{2}+\tan \dfrac{A}{2}\tan \dfrac{C}{2}\right )=3$ Từ đây suy ra đpcm. Đẳng thức xảy ra $\iff \triangle ABC$ đều.
|
|
|
giải đáp
|
hệ thức lượng trong tam giác
|
|
|
2) Ta có: $\sin\dfrac{A}{2}+\sin\dfrac{B}{2}=2\sin(\dfrac{A}{4}+\dfrac{B}{4})\cos(\dfrac{A}{4}-\dfrac{B}{4})\le2\sin(\dfrac{A}{4}+\dfrac{B}{4})$ $\sin\dfrac{C}{2}+\sin\dfrac{\pi}{6}=2\sin(\dfrac{C}{4}+\dfrac{\pi}{12})\cos(\dfrac{C}{4}-\dfrac{\pi}{12})\le2\sin(\dfrac{C}{4}+\dfrac{\pi}{12})$ $\sin(\dfrac{A}{4}+\dfrac{B}{4})+\sin(\dfrac{C}{4}+\dfrac{\pi}{12})=2\sin\dfrac{\pi}{6}\cos(\dfrac{A}{8}+\dfrac{B}{8}-\dfrac{C}{8}-\dfrac{\pi}{24})\le2\sin\dfrac{\pi}{6}$ Suy ra: $\sin\dfrac{A}{2}+\sin\dfrac{B}{2}+\sin\dfrac{C}{2}\le3\sin\dfrac{\pi}{6}=\dfrac{3}{2}$ Suy
ra:
$\sin\dfrac{A}{2}\sin\dfrac{B}{2}\sin\dfrac{C}{2}\le\left(\dfrac{\sin\dfrac{A}{2}+\sin\dfrac{B}{2}+\sin\dfrac{C}{2}}{3}\right)^3\le\dfrac{1}{8}$ Điều này chứng tỏ $\triangle ABC$ đều.
|
|
|
giải đáp
|
hệ thức lượng trong tam giác
|
|
|
1) Từ điều kiện của đẳng thức suy ra $\cos A , \cos B, \cos C >0.$ Ta có: $\cos A+\cos B=2\cos(\dfrac{A}{2}+\dfrac{B}{2})\cos(\dfrac{A}{2}-\dfrac{B}{2})\le2\cos(\dfrac{A}{2}+\dfrac{B}{2})$ $\cos
C+\cos\dfrac{\pi}{3}=2\cos(\dfrac{C}{2}+\dfrac{\pi}{6})\cos(\dfrac{C}{2}-\dfrac{\pi}{6})\le2\cos(\dfrac{C}{2}+\dfrac{\pi}{6})$ $\cos(\dfrac{A}{2}+\dfrac{B}{2})+\cos(\dfrac{C}{2}+\dfrac{\pi}{6})=2\cos\dfrac{\pi}{3}\cos(\dfrac{A}{4}+\dfrac{B}{4}-\dfrac{C}{4}-\dfrac{\pi}{12})\le2\cos\dfrac{\pi}{3}$ Suy ra: $\cos A+\cos B+\cos C\le3\cos\dfrac{\pi}{3}=\dfrac{3}{2}$ và $\cos A\cos B\cos C \le \left ( \dfrac{\cos A+\cos B+\cos C}{3} \right )^3\le\dfrac{1}{8}$ Điều này chứng tỏ $\triangle ABC$ đều.
|
|
|
giải đáp
|
giải hệ phương trình
|
|
|
Nhận xét rằng nếu một số trong ba số $x,y,z$ bằng $0$ thì hai số còn lại bằng $0$, ví dụ như $x=0$ thì suy ra $y=0,z=0$ (bạn tự kiểm tra điều này). Như vậy $(x,y,z)=(0,0,0)$ là một nghiệm của hệ. Xét $xyz \ne 0$. HPT $\Leftrightarrow \begin{cases}\dfrac{x+y}{xy}=\dfrac{3}{2} \\ \dfrac{y+z}{yz}=\dfrac{5}{6}\\\dfrac{x+z}{xz}=\dfrac{4}{3} \end{cases}$ $\Leftrightarrow \begin{cases}\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{3}{2} \\ \dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}=\dfrac{5}{6}\\\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{z}=\dfrac{4}{3} \end{cases}$ cộng theo từng vế ba PT này ta được $2\left ( \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z} \right )=\dfrac{11}{3}\Rightarrow \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z} =\dfrac{11}{6}$ Suy ra $\begin{cases}\dfrac{1}{z}=\dfrac{1}{3} \\ \dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{1}\\\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{2} \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=1 \\ y=2 \\z=3\end{cases}$
|
|
|
|
giải đáp
|
giải hệ phương trình
|
|
|
HPT $\Leftrightarrow \begin{cases}x+xy+y+1=2 \\ y+yz+z+1=4\\z+zx+x+1=8\end{cases}$ $\Leftrightarrow \begin{cases}(x+1)(y+1)=2 \\ (y+1)(z+1)=4\\(z+1)(x+1)=8\end{cases}$ Nhân theo từng vế ba PT này ta được $\left[ {(x+1)(y+1)(z+1)} \right]^2=64\Rightarrow (x+1)(y+1)(z+1)=\pm 8$ + Nếu $(x+1)(y+1)(z+1)=8$ thì ta có $\Leftrightarrow \begin{cases}z+1=4 \\ x+1=2\\y+1=1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}z=3 \\ x=1\\y=0\end{cases}$ + Nếu $(x+1)(y+1)(z+1)=-8$ thì ta có $\Leftrightarrow \begin{cases}z+1=-4 \\ x+1=-2\\y+1=-1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}z=-5 \\ x=-3\\y=-2\end{cases}$
|
|
|
|
giải đáp
|
Xác định m nguyên để hệ phương trình có nghiệm duy nhất (em đang cần gấp mong thầy cô giải nhanh giúp em, chậm nhất là tối nay, em cảm ơn nhiều)
|
|
|
Từ PT thứ nhất suy ra $2y=m+1-mx\Rightarrow y=\dfrac{m+1-mx}{2}$ Thay vào PT thứ hai ta được $2x + m.\dfrac{m+1-mx}{2}=2m-1$ $\Leftrightarrow 4x+m^2+m-m^2x=4m-2$ $\Leftrightarrow x(m^2-4)=m^2-3m+2$ $\Leftrightarrow x(m-2)(m+2)=(m-2)(m-1) \qquad (*)$ Nếu $m=2$ thì $(*) \Leftrightarrow Ox=0$, pt này vô số nghiệm. Nếu $m=-2$ thì $(*) \Leftrightarrow Ox=12$, pt này vô nghiệm. Nếu $m\ne2,-2$ thì $(*) \Leftrightarrow x=\dfrac{m-1}{m+2}$. Thay trở lại để tìm ra $y=\dfrac{m+1-mx}{2}=\dfrac{2m+1}{m+2}$ Như vậy trong trường hợp này hệ có nghiệm duy nhất $x=\dfrac{m-1}{m+2}=1-\dfrac{3}{m+2},$ $y=\dfrac{2m+1}{m+2}=2-\dfrac{3}{m+2}$. Và ta cần tìm $m \in \mathbb Z $ sao cho $x,y \in \mathbb Z.$ Nhìn vào công thức nghiệm thì ta phải có $\dfrac{3}{m+2}\in
\mathbb Z\Leftrightarrow m+2 \in \left\{ {-1,1,3,-3}
\right\}\Leftrightarrow m \in \left\{ {-3,-1,1,-5} \right\}$ Các giá trị này thỏa mãn $m \ne 2,-2.$ Vậy $\boxed{m \in \left\{ {-3,-1,1,-5} \right\}}$.
|
|
|
giải đáp
|
HPT
|
|
|
Xét $x=y$ thì HPT $\Leftrightarrow \begin{cases}x^{3} +x^{2} =2 \\3 x^{2} =x\end{cases}$, hệ này vô nghiệm. Xét $x \ne y$ thì HPT $\Leftrightarrow \begin{cases}x^{3} +y^{2} =2 \\(x-y)( x^{2} + xy+y^{2}) =(x-y)y \end{cases}$ $\Leftrightarrow \begin{cases}x^{3} +y^{2} =2 \\x^3-y^3 =xy-y^2 \end{cases}$ $\Leftrightarrow \begin{cases}x^{3} +y^{2} =2 \\x^{3} +y^{2}=xy+y^3 \end{cases}$ Suy ra $xy+y^3=2\Rightarrow xy=2-y^3$ Dễ thấy $y=0$ không là nghiệm của hệ $\Rightarrow x=\dfrac{2-y^3}{y}$ Như vậy từ PT $x^{3} +y^{2} =2\Leftrightarrow \left ( \dfrac{2-y^3}{y} \right )^3+y^2-2=0$ $\Leftrightarrow (y-1)(y^2+2y+2)(y^6-y^5+y^4-5y^3+2y^2+4)=0$ $\Leftrightarrow y=1$ vì $y^6-y^5+y^4-5y^3+2y^2+4>0 \quad \forall y$ Mặt khác thì khi $y=1$ HPT $\Leftrightarrow \begin{cases}x^{3} =1 \\ x^{2} +x=0\end{cases}$, hệ này vô nghiệm.
Vậy hệ đã cho vô nghiệm.
|
|
|
giải đáp
|
hình không gian
|
|
|
Gọi $M$ là một điểm bất kỳ nằm trên $d$ và $A$ là giao điểm của $d$ và $(P)$. Từ $M$ kẻ $MH \perp (P)$ thì suy ra $\widehat{MAH}=\alpha$. Xét $(Q)$ là mp bất kỳ đi qua $d$, giờ là $AM$ sao cho $(Q)$ cắt $(P)$ tại $\Delta.$ Từ $M$ kẻ $MB \perp \Delta$ thì suy ra $HB \perp \Delta$ (định lý ba đường vuông góc) và do đó $\widehat{MBH}=\widehat{((Q),(P))}$. Xét hai tam giác vuông tại $H$ là $AMH$ và $BMH$ có $HA \ge HB$, do $HB \perp \Delta$. Từ đó $\dfrac{MH}{HA} \le \dfrac{MH}{HB} \implies \tan \alpha \le \tan \widehat{MBH} \implies \alpha \le \widehat{MBH}$. Điều này chứng tỏ $\quad \min \widehat{((Q),(P))} = \alpha.$
|
|
|
giải đáp
|
Chương dãy số - quy nạp.
|
|
|
3. Ta có $\underbrace{7 \ldots 7}_{ \text{n}}=7 \times \underbrace{1 \ldots 1}_{ \text{n}}=7 \times \dfrac{10^n-1}{9}=\dfrac{7}{9}.10^n-\dfrac{7}{9}$ Suy ra $S=\dfrac{7}{9}\left ( 10^1+ 10^2+\ldots +10^{10}\right )-\dfrac{7}{9}.10$ $S=\dfrac{7}{9}.10\left ( 1+ 10+\ldots +10^{9}\right )-\dfrac{7}{9}.10$ $S=\dfrac{7}{9}.10.\dfrac{10^{10}-1}{10-1}-\dfrac{7}{9}.10$ $S=\dfrac{7}{9}.10.\dfrac{10^{10}-1}{9}-\dfrac{7}{9}.10$
|
|
|
giải đáp
|
biện luận 03
|
|
|
Điều kiện $x \ge 3.$ BPT $\iff m(x-1) \leq \sqrt{x-3}+1$ $\iff m \leq \dfrac{\sqrt{x-3}+1}{x-1}=f(x)$ Ta có $f'(x)=-\dfrac{x+2\sqrt{x-3}-5}{2\sqrt{x-3}(x-1)^2}=-\dfrac{(\sqrt{x-3}+1)^2-3}{2\sqrt{x-3}(x-1)^2}$ Suy ra $f'=0 \iff (\sqrt{x-3}+1)^2-3=0\iff x=(\sqrt 3-1)^2+3=7-2\sqrt 3$ Chú ý rằng $f(3)=\dfrac{1}{2}, \mathop {\lim }\limits_{x \to +\infty}f(x)=0$. vẽ bảng biến thiên cho hàm $f$ với chú ý $f$ đổi dấu từ dương sang âm nên $\max f(x) = f(7-2\sqrt 3)= \dfrac{\sqrt{3}}{6-2\sqrt 3}= \dfrac{1}{2\sqrt 3-2}$ Vậy chỉ cần $m \le \max f(x) = \dfrac{1}{2\sqrt 3-2}$
|
|
|
giải đáp
|
BĐT
|
|
|
Từ đpcm ta suy ra $x,y,z$ là các số thực dương. áp dụng BĐT Cô-si ta có $x^3+y^2 \ge 2\sqrt{x^3.y^2}=2\sqrt x . xy \implies \dfrac{2\sqrt x}{x^3+y^2} \le \dfrac{1}{xy}$ Do đó Vế trái $\le \dfrac{1}{xy}+ \dfrac{1}{yz}+ \dfrac{1}{zx} \le \dfrac{1}{x^2}+ \dfrac{1}{y^2}+ \dfrac{1}{z^2}$, đpcm. Đẳng thức xảy ra $\iff x=y=z=1.$
|
|