|
giải đáp
|
he phuong trinh
|
|
|
Bài 3. Từ PT thứ nhất suy ra $y=mx-2m.$ Thay vào PT thứ hai ta được $4x- m(mx-2m)=m+6$ $\Leftrightarrow 4x-m^2x+2m^2=m+6$ $\Leftrightarrow x(m^2-4)=2m^2-m-6$ $\Leftrightarrow x(m-2)(m+2)=(2m+3)(m-2) \qquad (*)$ Nếu $m=2$ thì $(*) \Leftrightarrow Ox=0$, pt này vô số nghiệm thỏa mãn $y=mx-2m=2x-4.$ Nếu $m=-2$ thì $(*) \Leftrightarrow Ox=-4$, pt này vô nghiệm. Nếu $m\ne2,-2$ thì $(*) \Leftrightarrow x=\dfrac{2m+3}{m+2}$. Thay trở lại để tìm ra $y=mx-2m=-\dfrac{m}{m+2}$ Như vậy trong trường hợp này hệ có nghiệm duy nhất $x=\dfrac{2m+3}{m+2}$ $y=-\dfrac{m}{m+2}$
|
|
|
giải đáp
|
he phuong trinh
|
|
|
Bài 1. Từ PT thứ nhất suy ra $2y=m+1-mx\Rightarrow y=\dfrac{m+1-mx}{2}$ Thay vào PT thứ hai ta được $2x + m.\dfrac{m+1-mx}{2}=2m-1$ $\Leftrightarrow 4x+m^2+m-m^2x=4m-2$ $\Leftrightarrow x(m^2-4)=m^2-3m+2$ $\Leftrightarrow x(m-2)(m+2)=(m-2)(m-1) \qquad (*)$ Nếu $m=2$ thì $(*) \Leftrightarrow Ox=0$, pt này vô số nghiệm. Nếu $m=-2$ thì $(*) \Leftrightarrow Ox=12$, pt này vô nghiệm. Nếu $m\ne2,-2$ thì $(*) \Leftrightarrow x=\dfrac{m-1}{m+2}$. Thay trở lại để tìm ra $y=\dfrac{m+1-mx}{2}=\dfrac{2m+1}{m+2}$ Như vậy trong trường hợp này hệ có nghiệm duy nhất $x=\dfrac{m-1}{m+2}=1-\dfrac{3}{m+2},$ $y=\dfrac{2m+1}{m+2}=2-\dfrac{3}{m+2}$. Và ta cần tìm $m \in \mathbb Z $ sao cho $x,y \in \mathbb Z.$ Nhìn vào công thức nghiệm thì ta phải có $\dfrac{3}{m+2}\in \mathbb Z\Leftrightarrow m+2 \in \left\{ {-1,1,3,-3} \right\}\Leftrightarrow m \in \left\{ {-3,-1,1,-5} \right\}$ Các giá trị này thỏa mãn $m \ne 2,-2.$ Vậy $\boxed{m \in \left\{ {-3,-1,1,-5} \right\}}$.
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán mặt phẳng song song với mặt phẳng(1).
|
|
|
1b) Gọi $P$ là trung điểm của $B'C'$ thì dễ thấy $MP \parallel BB' \Rightarrow MP\parallel A'A$ Mặt khác $\dfrac{AG_3}{AP}=\dfrac{AG_2}{AM}=\dfrac{2}{3}\Rightarrow G_3G_2 \parallel MP \Rightarrow G_3G_2 \parallel (BCC'B')$ Kết hợp với câu a) ta suy ra $(G_1G_3G_2) \parallel (BCC'B')$
|
|
|
|
giải đáp
|
Giới hạn hàm số
|
|
|
$L=\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{1 - \cos^{3} x}{x\sin x} =\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{1 - \cos x}{x\sin x} (1+\cos x+\cos^{2} x)$ $=\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{1 - \cos x}{x\sin x} .\mathop {\lim }\limits_{x \to 0}(1+\cos x+\cos^{2} x)$ $=\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{2\sin^2\frac{x}{2}}{x\sin x}. (1+1+1 )$ $= \dfrac{3}{2}\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{\sin^2\frac{x}{2}}{\left ( \frac{x}{2} \right )^2}. \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{x}{\sin x}$ $= \dfrac{3}{2}.1.1$ $= \dfrac{3}{2}$
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán mặt phẳng song song với mặt phẳng(3).
|
|
|
e) Gọi $a=AB,b=AD,c=AA'$ lần lượt là các kích thước của hình hộp này. Theo định lý Py-ta-go ta tính được $AC'^2=A'A^2+AC^2=c^2+AB^2+AD^2=c^2+a^2+b^2$ tương tự $BD'^2=a^2+b^2+c^2$ $B'D^2=a^2+b^2+c^2$ $A'C^2=a^2+b^2+c^2$ Cộng bốn đẳng thức này ta có đpcm.
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán mặt phẳng song song với mặt phẳng(3).
|
|
|
d) Ta làm cho hai trung điểm, và các trung điểm còn lại lý luận tương tự. giả sử $M,N$ là trung điểm của $BC,CD$ thì suy ra $MN \parallel BD \Rightarrow MN \parallel (A'BD)$ Tương tự như vậy các đoạn thẳng nối cá trung điểm khác, hoặc song song với $(A'BD)$ hoặc song song với $(B'D'C)$ nên $5$ trung điểm này nằm trên cùng một mặt phẳng song song với hai mặt phẳng này.
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán mặt phẳng song song với mặt phẳng(3).
|
|
|
c) Theo định lý Ta-let ta tính được $AC \parallel A'C' \Rightarrow \dfrac{CG_2}{AG_2}=\dfrac{C'O'}{AC}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow CG_2=\dfrac{1}{3}C'A$ Chứng minh tương tự $AG_1=\dfrac{1}{3}AC'$ từ hai điều này có đpcm.
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán mặt phẳng song song với mặt phẳng(3).
|
|
|
b) Nối $AC, A'C'$ cắt $BD,B'D'$ lần lượt tại $O,O'.$ Trong mặt phẳng $ACC'A'$ thì $AC'$ cắt được $CO'$,nên điểm cắt này chính là điểm $G_2$. Theo định lý Ta-let ta tính được $AC \parallel A'C' \Rightarrow \dfrac{O'G_2}{CG_2}=\dfrac{C'O'}{AC}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow O'G_2=\dfrac{1}{3}CO'$ suy ra $G_2$ là trọng tâm tam giác $B'D'C.$ Chứng minh tương tự cho $G_1$ và ta có đpcm.
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán mặt phẳng song song với mặt phẳng(3).
|
|
|
a) Xét hình bình hành $ BDD'B'$ có $B'D' \parallel BD \Rightarrow B'D' \parallel (A'BD)$ Xét hình bình hành $A'B'CD$ có $B'C \parallel A'D \Rightarrow B'C \parallel (A'BD)$ Từ hai điều này suy ra $(B'CD') \parallel (A'BD)$.
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán mặt phẳng song song với mặt phẳng.
|
|
|
b) Ta sẽ chứng minh $N,P,Q,R$ lần lượt là trung điểm của $AB,BC,B'C',A'B'$. Thật vây, Hai mặt phẳng $(IJK)$ và $(ACC'A')$ song song với nhau, nên mặt phẳng $(ABC)$ cắt hai mặt phẳng này theo hai giao tuyến phải song song với nhau, tức là $AC \parallel NP$. Suy ra $K,N,P$ phải thẳng hàng vì nếu ngược lại hai mặt phẳng $(IJK)$ và $(ABC)$ cắt nhau tại ba điểm phân biệt, vô lý. Suy ra $N,P$ là trung điểm của $AB,BC$. Từ điều kiện $PQ , NR $ phải song song với $(ACC'A')$ ta suy ra $Q,R$ lần lượt là trung điểm của $B'C',A'B'$. Từ đây dễ có đpcm.
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán mặt phẳng song song với mặt phẳng.
|
|
|
a) Xét $\triangle B'AC$ có $IJ$ là đường trung bình suy ra $IJ \parallel AC \Rightarrow IJ \parallel (ACC'A')$ Xét $\triangle BA'M$ có $IK$ là đường trung bình suy ra $IK \parallel AM \Rightarrow IK \parallel (ACC'A')$ Từ hai điều này suy ra $(IJK) \parallel (ACC'A')$.
|
|
|
giải đáp
|
Sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$ trong chứng minh BĐT(1).
|
|
|
Từ giả thiết ta có $\dfrac{1}{1+a} \ge \left ( 1-\dfrac{1}{1+b} \right )+ \left ( 1-\dfrac{1}{1+c} \right )+ \left ( 1-\dfrac{1}{1+d} \right )$ $\dfrac{1}{1+a} \ge\dfrac{b}{1+b}+\dfrac{c}{1+c}+\dfrac{d}{1+d}\ge 3\sqrt[3]{\dfrac{b}{1+b}.\dfrac{c}{1+c}.\dfrac{d}{1+d}}$ $\dfrac{1}{1+a} \ge 3\sqrt[3]{\dfrac{bcd}{(1+b)(1+c)(1+d)}}$ Tương tự $\dfrac{1}{1+b} \ge 3\sqrt[3]{\dfrac{acd}{(1+a)(1+c)(1+d)}}$ $\dfrac{1}{1+c} \ge 3\sqrt[3]{\dfrac{bad}{(1+b)(1+a)(1+d)}}$ $\dfrac{1}{1+d} \ge 3\sqrt[3]{\dfrac{bca}{(1+b)(1+c)(1+a)}}$ Nhân theo từng vế $4$ BĐT trên và ta có đpcm.
|
|
|
|