|
giải đáp
|
luong giac
|
|
|
Ta có $\sin (\frac{\pi}{4}+\frac{3x}{2})=\sin \left[ {\pi -3(\frac{\pi}{4}-\frac{x}{2})} \right]=\sin \left[ {3(\frac{\pi}{4}-\frac{x}{2})} \right]=3\sin (\frac{\pi}{4}-\frac{x}{2})-4\sin^3(\frac{\pi}{4}-\frac{x}{2})$ Vậy PT $\Leftrightarrow 3\sin (\frac{\pi}{4}-\frac{x}{2})-4\sin^3(\frac{\pi}{4}-\frac{x}{2})=3\sin (\frac{\pi}{4}-\frac{x}{2})$ $\Leftrightarrow 4\sin^3(\frac{\pi}{4}-\frac{x}{2})=0$ $\Leftrightarrow \sin(\frac{\pi}{4}-\frac{x}{2})=0$ $\Leftrightarrow x=\frac{\pi}{2}-k2\pi (k \in \mathbb{Z}).$
|
|
|
|
giải đáp
|
luong giac
|
|
|
Điều kiện $\cos x, \cos 2x, \cos 4x \ne 0$. PT $\Leftrightarrow \tan x \cos 4x = -\tan 2x \cos 2x \Leftrightarrow \sin x \cos 4x =-\sin 2x\cos x$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin x =0\\ \cos 4x =- 2\cos^2 x \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin x =0\\ 2\cos^22x-1=-\cos 2x-1 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sin x =0\\\cos 2x=-\frac{1}{2} \end{matrix}} \right.$ Đến đây giải tiếp đơn giản :)
|
|
|
giải đáp
|
giúp tớ bài toán này với
|
|
|
Hiển nhiên thấy rằng $0<\frac{1}{\sqrt{1+(\sqrt{6}+ \sqrt{2}-\sqrt{3}-2)^{2}} }<1$ nên PT đã cho luôn có nghiệm. Nhưng nó không phải là nghiệm đẹp. Vì thế đáp số đơn giản chỉ là $x = \pm \arccos \frac{1}{\sqrt{1+(\sqrt{6}+ \sqrt{2}-\sqrt{3}-2)^{2}} } +k2\pi (k \in \mathbb{Z}).$
|
|
|
|
giải đáp
|
chứng minh
|
|
|
Trước hết ta có công thức tính đường phân giác $l_a=\frac{2\sqrt{bc}}{b+c}\sqrt{p(p-a)}$, trong đó $p$ là nửa chu vi. Bạn có thể xem tại đây.
http://toan.hoctainha.vn/Hoi-Dap/Cau-Hoi/114318/mot-bai-lop-10
Áp dụng BĐT Cô si ta có \begin{cases}\frac{2\sqrt{bc}}{b+c} \le 1 \\\sqrt{p(p-a)}=\frac{1}{\sqrt 3}\sqrt{p.3(p-a)} \le \frac{1}{2\sqrt 3}(4p-3a)\end{cases} suy ra $l_a \le \frac{1}{2\sqrt 3}(4p-3a)$. Tương tự thì ta có $l_a +l_b+l_c \le \frac{1}{2\sqrt 3}(12p-3a-3b-3c)=\frac{\sqrt 3}{2}.2p=\frac{\sqrt 3}{2}(a+b+c)$ Đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow a=b=c.$ Và suy ra câu trả lời cho bài toán.
|
|
|
giải đáp
|
giúp mình
|
|
|
Ta có Vế trái $= \sin 3x .\frac{3\sin x -\sin3x}{4}+\cos 3x.\frac{\cos 3x +3\cos x}{4}$ $=\frac{3}{4}\left ( \sin 3x\sin x+\cos 3x \cos x \right )+\frac{1}{4}\left (\cos^2 3x-\sin^2 3x \right )$ $=\frac{3}{4}\cos2x+\frac{1}{4}\cos6x$ $=\cos^3 2x$, đpcm.
|
|
|
giải đáp
|
chung minh chia het
|
|
|
$\textbf{Cách 2}$ Đặt $A_n =n^3-n$. Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp. Đặt + Với $n=1$ thì hiển nhiên thấy $A_1= 0 \vdots 24$. +Giả sử bài toán đúng với $n$ lẻ, từ là $A_n =n^3-n \vdots 24$. Ta phải chứng minh $A_{n+2} =(n+2)^3-(n+2) \vdots 24$ vì $n+2$ là số lẻ ngay tiếp sau $n$. Nhưng đây là điều hiển nhiên vì $A_{n+2} =(n+2)^3-(n+2) =n^3-n+6(n+1)^2 \vdots 24$ vì $A_n =n^3-n \vdots 24$, theo giả thiết quy nạp. $(n+1)^2 \vdots 4$, vì $n$ là số lẻ suy ra $6(n+1)^2 \vdots 24$.
|
|
|
giải đáp
|
chung minh chia het
|
|
|
Ta có $A=n^3-n=n(n-1)(n+1)$. Do $n$ là số tự nhiên lẻ nên có thể đặt $n=2k+1$ với $k \in \mathbb{N}.$ Khi đó $A=(2k+1).2k(2k+2)=4k(k+1)(2k+1)$. + Ta có $k, k+1$ là hai số tự nhiên liên tiếp nên phải có một số chẵn, suy ra $k(k+1) \vdots 2 \Rightarrow A \vdots 8$ + Ta có $n-1,n ,n+1$ là ba số tự nhiên liên tiếp nên phải có một số chia hết cho $3 \Rightarrow A \vdots 3$. Mà ƯCLN$(8,3)=1\Rightarrow A \vdots 24$, đpcm.
|
|
|
giải đáp
|
Phương trình mũ.
|
|
|
Xét hàm số liên tục $f(x) =2^x +1 -x^2$ trên $x \in \mathbb{R}.$ Ta có $f'(x) =2^x\ln 2 -2x$ $f''(x) =2^x\ln^2 2 -2$ $f'''(x) =2^x\ln^3 2 >0 \forall x \in \mathbb{R}$. như vậy theo định lý Roll thì PT $f(x)=0$ không có quá ba nghiệm. Mặt khác ta thấy $f(-2).f(-1)<0, f(3)=0, f(\frac{31}{10}).f(4) <0$. Vậy PT có $3$ nghiệm $x_1 \in (-2,1), x_2=3, x_3 \in (\frac{31}{10},4)$. Chú ý ở bài tập này ta chỉ có thể chỉ ra được tính chất nghiệm và không biểu diễn được ở dạng chính xác.
|
|
|
giải đáp
|
chuyển sang nguyên hàm.hê
|
|
|
Ta có $\frac{2013\sin x + x\cos x - 4x\sin x - x(4x - 2014)}{x^2 + x\sin x}$ $=\frac{-4x(x+\sin x)+2013(x +\sin x)+x(1+ \cos x)}{x(x + \sin x)}$ $=-4+\frac{2013}{x}+\frac{1+ \cos x}{x + \sin x}$ $=-4+2013 (\ln x)'+(\ln (x+\sin x))'$ Vậy $\int\frac{2013\sin x + x\cos x - 4x\sin x - x(4x - 2014)}{x^2 + x\sin x}dx$ $=\boxed{-4x +2013 \ln x + \ln (x+\sin x)+ C} $
|
|
|
giải đáp
|
bài tích phân
|
|
|
Đặt $t=-x \Leftrightarrow dt$=-dx $I=\int_{-2012}^{2012}\ln(\sqrt{x^{2010}+1}+x^{1005})dx$ $I=\int_{2012}^{-2012}-\ln(\sqrt{t^{2010}+1}-t^{1005})dt$ $I=\int_{-2012}^{2012}\ln(\sqrt{t^{2010}+1}-t^{1005})dt$ $I=\int_{-2012}^{2012}\ln\frac{1}{\sqrt{t^{2010}+1}+t^{1005}}dt$ $I=\int_{-2012}^{2012}-\ln(\sqrt{t^{2010}+1}+t^{1005})dt$ $I=-I$ $\boxed{I=0}$
|
|
|
giải đáp
|
giải và biện luận phương trình
|
|
|
Vì đây là PT chứa dấu giá trị tuyệt đối nên ta xét hai trường hợp +Nếu $mx-1=5\Leftrightarrow mx =6\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=\frac{6}{m} \text{ với } m \ne 0\\ \text{tập nghiệm} S=\emptyset \text{ với } m = 0\end{matrix}} \right.$ +Nếu $mx-1=-5\Leftrightarrow mx =-4\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix}
x=\frac{-4}{m} \text{ với } m \ne 0\\ \text{tập nghiệm}
S=\emptyset \text{ với } m = 0\end{matrix}} \right.$ Vậy Với $m=0$ thì PT vô nghiệm. Với $m \ne 0$ thì $S=\left\{ {\frac{6}{m},\frac{-4}{m}} \right\}$
|
|
|
giải đáp
|
toan 12
|
|
|
b) Xét hàm số trên $x \in \mathbb{R}$ $f(x)= 7^{6-x}-x-2$ có $f'(x)=- 7^{6-x}\ln 7 -1 <0 \forall x \in \mathbb{R}$. Nên $y$ là hàm nghịch biến, do đó nếu PT $ f(x)=0$ có nghiệm hì đây là nghiệm duy nhất. Mặt khác dễ thấy $f(5)=0$. Vậy PT có nghiệm duy nhất $x=5$.
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán về đường thẳng song song với mặt phẳng.
|
|
|
a) Theo tính chất của hình bình hành thì hiển nhiên có $MN \parallel AD \parallel BC$ suy ra $MN \parallel mp(SAD), MN \parallel mp(SBC)$ b) Gọi $P$ là trung điểm của $SD$. Ta có $IP \parallel MN$ suy ra $mp(IMN)$ chính là $mp(MNIP)$. mặt khác $\begin{cases}SB \parallel IM\\SC \parallel PN \end{cases}\Rightarrow SB,SC \parallel mp(IMN)$
|
|